Mẹo Dân Gian Tuyệt Hay Chữa Giật Mình Khi Ngủ Cho Trẻ Sơ Sinh
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không ngon, hay bị giật mình khiến chúng ta rất lo lắng. Thay vì hoang mang, các mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh dưới đây để trẻ ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh rất dễ bị giật mình khi ngủ. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, bạn đừng bỏ lỡ những mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ
Trước khi tìm hiểu mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh, các bạn cần phải biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
- Phản xạ sinh lý
Giai đoạn đầu mới sinh, bé chưa quen với môi trường ngoài nên hay bị giật mình khi ngủ. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé dần lớn lên.
- Tâm lý lo lắng
Trẻ cũng hay bị giật mình khi tâm lý bất an, hồi hộp, nhất là khi về đêm, nếu mẹ để bé ngủ một mình, bé sẽ có tâm lý lo sợ, cảm thấy không an toàn nên ngủ hay bị giật mình..
- Tiếng ồn
Những tiếng động lớn từ bên ngoài như: tiếng nhạc, tiếng chuông điện thoại, tiếng mở cửa,…cũng khiến trẻ dễ bị giật mình khi ngủ.
Những tiếng động lớn bên ngoài có thể khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ
- Bé bị đặt xuống bất ngờ
Khi bé đang được ẵm mà mẹ bất ngờ đặt bé xuống, bé sẽ hay bị giật mình vì thay đổi độ cao quá nhanh, tạo cảm giác như đang rơi.
- Thiếu canxi
Trẻ bị thiếu canxi sẽ hay rướn người, giật mình.
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương
Rối loạn thần kinh bẩm sinh hay dây thần kinh bị tổn thương đều là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình.
2. Trẻ sơ sinh hay giật mình có sao không?
Hầu như đứa trẻ sơ sinh nào cũng hay bị giật mình trong những tháng đầu tiên. Bởi lúc này, trẻ chưa quen với môi trường ngoài. Sau 1 – 2 tháng, trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường ngoài thì hiện tượng giật mình sẽ giảm dần. Tuy nhiên, với những đứa trẻ thường xuyên giật mình và quấy khóc vào giữa đêm sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:
- Chậm tăng cân
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phục hồi sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ ngủ ngon sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng, cao hơn gấp 4 – 5 lần so với bình thường. Điều này giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ ngủ không ngon, hay giật mình sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Trẻ hay bị giật mình, ngủ không ngon sẽ chậm tăng cân
- Giảm khả năng nhận thức
Bộ não của trẻ rất dễ bị tổn thương, đặc biệt trong những năm tháng đầu đời. Nếu trẻ ngủ hay giật mình, khóc thét vào bêm đêm sẽ khiến khả năng học hỏi và xử lý tình huống của trẻ kém hơn so với trẻ ngủ ngon. Và hiện tượng ngủ hay giật mình cũng là nguyên nhân làm suy giảm hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Từ đó, khiến trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh về nhiễm trùng, cao huyết áp, ngưng thở hơn.
- Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ
Nhiều trẻ đang ngủ bị giật mình, quấy khóc giữa đêm, mẹ cho bé sẽ không bú. Tình trạng này sẽ dễ khiến trẻ bị đói lả. Bé không bú lượng sữa mẹ cũng giảm đi, về lâu dài có thể mất sữa.
3. Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh
Giật mình khi ngủ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và phát triển của bé nên mẹ cần áp dụng các mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh dưới đây để giúp bé ngủ ngon hơn.
- Trước khi ngủ, mẹ cần cho bé bú no
Vì đang còn nhỏ nên dạ dày của trẻ không lớn, chỉ sau 2 – 3 tiếng là bé đã cảm thấy bị đói và đòi ăn.
Để tránh tình trạng trẻ đói, giật mình và quấy đêm, mẹ nên cho trẻ bú 4 tiếng/lần để giấc ngủ của trẻ ngủ ngon, không bị gián đoạn.
- Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho bé
Tắm nắng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ lại không chú trọng đến điều này.
Nếu để trẻ thiếu vitamin D, trẻ sẽ hấp thụ canxi kém. Điều này không chỉ khiến trẻ bị còi xương, chậm phát triển mà chúng còn là nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay bị giật mình.
- Tạo không gian lý tưởng để cho bé ngủ
Tiếng động lớn, phòng ngủ không thoải mái là nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay giật mình. Vì thế, cha mẹ cần phải bố trí phòng ngủ yên tĩnh, không có tiếng ồn, nhiệt độ trong phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh để bé ngủ ngon hơn.
Bố mẹ phải tạo không gian lý tưởng cho bé để giúp bé ngủ ngon hơn
- Tạo cảm giác an toàn cho bé khi ngủ
Ba mẹ có thể dùng gối ôm hoặc gối chặn để chặn người cho trẻ. Hoặc có thể để bên cạnh bé 1 chiếc áo sạch của mẹ để bé có cảm giác gần mẹ hơn, an tâm hơn.
- Khuyến khích trẻ vận động để giảm tình trạng giật mình
Chắc hẳn, đứa trẻ nào cũng cảm thấy không thoải mái nếu cả ngày trẻ bị quấn trong lớp tã chật cứng. Vì thế, mẹ hãy cho trẻ vận động để tăng sức mạnh của cơ bắp. Điều này cũng tạo cho bé phản xạ tự nhiên, kiểm soát vận động của mình. Mẹ có thể giữ bé trong lòng để bé kiểm soát đầu và cổ. Khi bé đã quen dần với các vận động, việc giật mình khi ngủ của trẻ cũng giảm đi đáng kể.
Trên đây là một số mẹo chữa hết giật mình cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ nên áp dụng để cùng bé vượt qua tình trạng giật mình này nhé, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.