Có Nên Hút Mũi Cho Bé Không? Cách Hút Mũi An Toàn Cho Bé

Có Nên Hút Mũi Cho Bé Không? Cách Hút Mũi An Toàn Cho Bé

Hút mũi cho bé là việc mà bố mẹ vẫn thường làm để lấy đi bụi bẩn, chất nhầy, dịch đờm có trong mũi của bé, giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, các bạn phải biết hút mũi đúng cách cho bé để đảm bảo an toàn hơn.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm hút mũi cho bé, ba mẹ nên tham khảo để thực hiện đúng, an toàn và hiệu quả.

1. Có nên hút mũi cho bé không?

Thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, gây nên tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, ho, thở khò khè,…Nguyên nhân là hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ kém khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Đặc biệt là vào mùa đông – xuân, trẻ càng bị sổ mũi, nghẹt mũi nhiều hơn.

Lúc này, trẻ sẽ gặp khó khăn trong quá trình hô hấp do các chất nhầy và đờm chứa đầy trong khoang mũi và miệng. Nếu không được lấy ra khỏi khoang đường thở, lân dần sẽ tích tụ nhiều hơn, gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến tình trạng khó thở tăng dần, thậm chí là gây suy hô hấp. Do vậy, việc hút mũi cho bé là điều cần thiết để tạo sự thông thoáng đường thở, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.

hút mũi cho bé, hút mũi cho bé bằng miệng, hút mũi cho bé có tốt không, hút mũi cho bé đúng cách, hút mũi cho bé loại nào tốt, hút mũi cho bé con cưng, hút mũi cho bé tại nhà, hút mũi cho bé ở đâu, hút mũi cho bé có hại không, hút mũi cho bé ngày mấy lần

Hút mũi là việc làm cần thiết tạo sự thông thoáng cho đường thở, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn

2. Hút mũi nhiều cho bé có sao không? Nên hút bao nhiêu lần/ngày?

Hút mũi cho trẻ giúp làm sạch chất nhầy có trong khoang mũi, họng và loại bỏ xác của các loại vi khuẩn, virus cũng như làm thông thoáng đường thở, giúp bé hô hấp dễ dàng hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là hút mũi nhiều cho trẻ sơ sinh có sao không? Nên hút mũi cho bé ngày mấy lần?

Trên thực tế, bất cứ một phương pháp điều trị bệnh lý nào cũng cần phải thực hiện theo đúng chỉ định, liều lượng và tần suất. Nếu thực hiện sai, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ, thậm chí còn phản tác dụng. Đối với việc hút mũi cho trẻ sơ sinh cũng vậy, bố mẹ chỉ nên thực hiện với tần suất vừa phải, tốt nhất là nên làm theo chỉ định của bác sĩ.

Hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày sẽ gây nên một số ảnh hưởng tiêu cực sau:

  • Làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, gây khô, bong niêm mạc, chảy máu, thậm chí là nhiễm khuẩn.
  • Nhiều trẻ còn bị sặc trong quá trình hút mũi, gây ám ảnh tâm lý cho bé. Nếu thực hiện quá nhiều lần trong ngày còn khiến trẻ lo âu, sợ hãi, đêm ngủ hay bị giật mình, khóc,…
  • Rửa mũi quá nhiều lại không đúng cách còn khiến nước rửa mũi, dịch nhầy chảy ngược xuống, gây nên hiện tượng viêm tai giữa.

Vậy hút mũi cho trẻ sơ sinh mấy lần/ngày là tốt nhất? Theo các bác sĩ chuyên khoa, ba mẹ không nên hút mũi cho bé quá 4 lần/ngày vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi của con và sử dụng nước nhỏ mũi dưới 4 lần/ngày để tránh làm khô bên trong mũi của bé, khiến tình trạng viêm xấu đi.

hút mũi cho bé, hút mũi cho bé bằng miệng, hút mũi cho bé có tốt không, hút mũi cho bé đúng cách, hút mũi cho bé loại nào tốt, hút mũi cho bé con cưng, hút mũi cho bé tại nhà, hút mũi cho bé ở đâu, hút mũi cho bé có hại không, hút mũi cho bé ngày mấy lần

Hút mũi cho bé là việc làm tốt nhưng ba mẹ không được thực hiện quá 4 lần/ngày cho bé

3. Cách hút mũi cho bé

Để đảm bảo an toàn nhất cho bé trong quá trình hút mũi, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Bước 1: Đặt bé nằm và giữ đầu nghiêng sang một bên, nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch nước muối sinh lý vào trong mũi của bé để làm loãng dịch nhầy. Cố gắng giữ dung dịch trong mũi bé khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Đợi trong khoảng 2 – 3 phút cho chất nhầy được hòa loãng nhất. Sau đó, giữ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào mũi của bé. Khi đó, bé sẽ đỡ ngạt mũi hơn và bắt đầu thở dễ dàng hơn. Chú ý: Nếu bé vẫn thở khò khè thì ba mẹ nên nhỏ thêm nước muối sinh lý cho trẻ.
  • Bước 3: Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống bơm trước mũi bé sao cho mũi bé bị bịt kín bởi ống bơm. Nhẹ nhàng thả tay cầm để tạo lực hút cho chất nhầy ra ngoài.
  • Bước 4: Thực hiện các thao tác tương tự với bên còn lại.

Lưu ý: Không được đưa ống bơm sâu vào trong mũi vì chúng có thể gây tổn thương cho bé. Trường hợp bé cử động mạnh hay phản kháng thì nên dừng thao tác ngay để tránh gây tổn thương cho bé. Sau khi hút chất nhầy, bạn cần làm sạch ống bơm trước khi tiếp tục hút bên mũi còn lại.

4. Một số lưu ý khi ba mẹ hút mũi cho bé

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng nên ba mẹ cần thực hiện các thao tác hút mũi một cách nhẹ nhàng để tránh xảy ra tình trạng xây xát. Ngoài ra, ba mẹ cần nên lưu ý một số điều sau:

  • Dụng cụ hút mũi phải đảm bảo được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi hút mũi.
  • Các thao tác hút đờm, chất nhầy phải thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương, xây xát vùng niêm mạc cánh mũi, dẫn đến tình trạng chảy máu.
  • Sau khi hút mũi xong, bạn phải vệ sinh mũi cho bé một cách nhẹ nhàng.
  • Không nên hút mũi quá 4 lần/ngày khiến niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương và có vi khuẩn xâm nhập.
  • Người lớn không được hút mũi cho trẻ bằng miệng vì dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
  • Trong quá trình rửa mũi, nếu bé bị hắt hơi, ba mẹ không phải lo lắng gì bởi dung dịch nước muối vẫn đi vào mũi bé. Đồng thời, việc hắt hơi còn giúp đẩy những chất dịch nhầy còn sót lại đi ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì ba mẹ nên dừng lại để bé ổn định hơn.

Hút mũi cho bé được xem là phương pháp hiệu quả để lấy chất nhầy, dịch đờm có trong mũi bé ra ngoài. Điều này khiến đường thở thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng quá nhiều gây tổn thương đến niêm mạc mũi và làm ảnh hưởng đến chức năng vùng mũi – miệng của bé nhé.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!