Bí Quyết Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản Để Bé Nhanh Khỏi Bệnh

Bí Quyết Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phế Quản Để Bé Nhanh Khỏi Bệnh

Thời tiết thay đổi, trẻ rất dễ bị viêm phế quản. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm phổi, thâm chí là tử vong.

Để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, ba mẹ nên nằm lòng cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản dưới đây.

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản (hay còn gọi là bệnh sưng cuống phổi) là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản khiến các ống phế quản bị phù nề, tiết nhiều dịch nhầy, làm cản trở sự lưu thông của không khí.

chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp, chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản, cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt, kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Viêm phế quản là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản khiến các ống phế quản bị phù nề, tiết nhiều dịch nhầy

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản là do sự xâm nhập, tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây hại như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, lên cầu khuẩn, virus cúm,…Trẻ có sức đề kháng kém hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh đều là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công gây nên bệnh viêm phế quản.

Ngoài ra, trẻ thuộc nhóm đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn như:

  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
  • Trẻ ở trong không gian chật chội, ẩm mốc, có yếu tố độ ẩm cao.
  • Trẻ có người thân trong gia đình mắc bệnh hen suyễn.
  • Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai từ môi trường như: phấn hoa, lông động vật.
  • Trẻ bị thừa cân, béo phì. Nguyên nhân là do giảm hoạt động của hệ hô hấp và hạn chế luồng khí có thể do trọng lượng cơ thể bị dư thừa.
  • Trẻ sinh non, suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh bẩm sinh.

3. Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

  • Trẻ có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng.
  • Ho nhiều, kéo dài.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Thở nhanh hoặc thở ngắn hơn bình thường.
  • Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 – 40 độ C kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè.
  • Dịch mũi của trẻ có màu xanh.
  • Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, nôn trớ, mệt mỏi.

Ở giai đoạn tiền phát, trẻ bị viêm phế quản có triệu chứng gần giống với bệnh viêm họng hoặc ho sốt thông thường nên các mẹ thường bị nhầm lẫn, dẫn đến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn, gây nên các biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, thậm chí là tử vong.

chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp, chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản, cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt, kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản sẽ có cảm giác nóng rát cổ họng, ho nhiều, ho kéo dài có đờm

4. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Khi trẻ bị viêm phế quản, ba mẹ nên chăm sóc trẻ theo các cách sau để nhanh chóng khỏi bệnh:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, sữa hoặc các lại nước trái cây để giúp trẻ hạ sốt, giảm tắc nghẽn xung huyết, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Đồng thời làm loãng đờm giúp tống xuất đờm nhớt ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng.
  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng một chiếc khăn bông sạch, nhúng vào nước ấm, vắt ráo nước. Sau đó lau ở cổ, 2 bên nách và bẹn của trẻ.
  • Luôn để trẻ trong môi trường trong lành, sạch sẽ, tránh xa khói bụi, ô nhiễm, khói thuốc lá.
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng cách sử dụng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút mũi chuyên dụng để loại bỏ bớt đờm dãi, giúp đường thở của bé được thông thoáng hơn.
  • Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ bởi trẻ bị viêm phế quản sẽ sản sinh nhiều đờm nhớt. Khi ngủ, đờm nhớt này sẽ tích tụ nhiều ở cổ họng, khoang mũi khiến trẻ bị khò khè, nghẹt mũi, dẫn đến tình trạng khó ngủ. Vì thế, kê cao đầu khi ngủ sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn.

5. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phế quản

Bên cạnh việc điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, ba mẹ phải chú trọng tới cả chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ để đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.

Thực phẩm nên cho trẻ ăn:

  • Thực phẩm giàu protein như: thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, đậu, sữa và các thực phẩm được làm từ sữa để duy trì trạng thái hoạt động bền bỉ của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân từ bên ngoài.
  • Rau xanh và hoa quả tươi như: cà rốt, súp lơ, bí ngô, rau cải xanh, kiwi, dâu tây,…để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho bé, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện bệnh viêm phế quản.
  • Nước lọc và các loại nước ép trái cây để cải thiện tình trạng ho có đờm, thở khò khè, sốt cao ở trẻ bị viêm phế quản.

chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, chăm sóc trẻ bị viêm phế quản cấp, chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản, cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản co thắt, kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản

Thực phẩm không nên cho trẻ ăn như:

  • Những loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt có gas vì đường là gia vị có thể tác động tới phế quản, gây tắc nghẽn đường thở, khiến trẻ khó thở hơn.
  • Các đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh chứa nhiều muối sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn, dịch đờm tiết ra nhiều hơn.
  • Đồ chua như trái cây chua chát khiến dịch đờm đặc hơn khiến bé khó thở và đờm khó đào thải ra bên ngoài.
  • Đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt,…kích thích niêm mạc phế quản, làm cho các triệu chứng của bệnh thêm nghiêm trọng hơn.
  • Đồ chiên xào chứa nhiều chất béo, hàm lượng calo cao nên không tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ em

  • Luôn giữ ấm cho bé, nhất là thời điểm giao mùa và mùa đông.
  • Đối với trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,…thì các bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân trên.
  • Giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.
  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ.
  • Thực hiện cách ly trẻ với những người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, nấm mốc.
  • Tiêm phòng vắc xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện các bệnh lý kịp thời (nếu có).
  • Khi mang thai, mẹ bầu cần ăn đầy đủ các dưỡng chất để giúp thai nhi có sức khỏe và tăng sức đề kháng tốt nhất.
  • Với trẻ sau khi sinh, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc trẻ để bệnh nhanh chóng khỏi hơn, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm nhé.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!