Tất Tần Tật Các Thông Tin Về Dị Tật Hở Hàm Ếch Ở Trẻ Sơ Sinh
Trong các dị tật bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch là có tỉ lệ cao nhất, chiếm 50 – 80% dị tật vùng khuôn mặt. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ mà còn ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp trong xã hội. Vì thế, cha mẹ cần phải lưu ý đến điều này.
Dưới đây là toàn bộ những thông tin về dị tật sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh, các bạn cần phải nắm rõ để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra với trẻ.
1. Hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh là gì?
Tật sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với nhau. Trong đó, sứt môi là hiện tượng môi trên phát triển không đều, khiếm khuyết một phần, tạo ra khe nứt ở một hoặc 2 bên đường giữa ở môi trên. Còn hở hàm ếch là sự khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng, tạo ra khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng.
Tật sứt môi và hở hàm ếch thường có 3 dạng: sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; hở hàm ếch nhưng không bị sứt môi; sứt môi và hở hàm ếch. Hiện tượng này có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ. Vì thế, hầu hết các trẻ bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch đều được cha mẹ cho làm phẫu thuật để khôi phục và đạt diện mạo gần như bình thường.
Hở hàm ếch là sự khiếm khuyết trong phát triển vòm miệng, tạo ra khe hở giữa khoang mũi và vòm miệng
2. Nguyên nhân gây nên dị tật hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây nên dị tật sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh rất phức tạp, các nhà nghiên cứu chưa tìm nguyên nhân nào rõ ràng, chỉ biết chúng có liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.
Môi là bộ phận được hình thành vào giữa tuần thứ 4, thứ 5 của thai kỳ, còn hàm được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và thứ 8. Nếu thời điểm này, thai phụ chịu nhiều ảnh hưởng không tốt từ tác động bên ngoài, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao, cụ thể là: sứt môi, hở hàm ếch.
Ngoài ra, chúng còn do một số nguyên nhân khác như:
- Yếu tố di truyền. Chẳng hạn gia đình có bố mẹ, anh chị bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch thì trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Mẹ bị nhiễm virus trong thời kỳ đầu mang thai (khoảng từ tuần 4 – tuần 12) như: nhiễm virus rubella, virus cúm,…
- Mẹ sử dụng vitamin A liều cao gây nên tình trạng quái thai.
- Chế độ dinh dưỡng không cung cáp đủ axit folic, vitamin B6, B12.
- Mẹ bị nghiện rượu và thuốc lá
- Bố mẹ bị mắc bệnh lậu, giang mai mà chưa điều trị triệt để.
- Trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm tia phóng xạ, tia hóa chất.
3. Triệu chứng của bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh
Bệnh sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sẽ được phát hiện ngay khi trẻ vừa sinh ra. Chúng có biểu hiện như:
- Một vết nứt ở môi và vòm miệng làm ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 bên trên khuôn mặt.
- Một phần tách ra ở môi xuất hiện như một rãnh nhỏ ở môi hoặc kéo dài từ môi qua vòm miệng vào dưới mũi.
- Một sự phân tách trong vòm miệng mà không ảnh hưởng đến sự xuất hiện của khuôn mặt.
Ngoài ra, còn có một số ít trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch ở khe hở dưới niêm mạc, nằm ở phía sau miệng và được bao phủ bởi niêm mạc riêng. Loại khe hở này thường không được chú ý khi sinh nên sau này trẻ lớn lên, các dấu hiệu phát triển mới nhận biết được. Các dấu triệu và triệu chứng của sứt môi, hở hàm ếch dưới niêm mạc là:
- Khó khăn khi trẻ cho ăn.
- Khó nuốt, có khả năng chất lỏng hoặc thức ăn chảy ra từ mũi.
- Giọng nói mũi.
- Nhiễm trùng tai mãn tính.
4. Đối tượng dễ mắc bệnh hở hàm ếch
- Cha mẹ bị sứt môi, hở hàm ếch thì con cũng có nguy cơ bị bệnh cao.
- Phụ nữ mang thai tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, uống rượu bia và một số loại thuốc.
- Mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ con bị sứt môi, hở hàm ếch bẩm sinh.
- Mẹ bị béo phì khi mang thai.
Dị tật sứt môi, hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh có thể là do yếu tố di truyền
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh
Để làm giảm nguy cơ trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch sau sinh, ba mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện dị tật thai nhi sớm.
- Xem xét các tư vấn về di truyền nếu gia đình có tiền sử bị sứt môi, hở hàm ếch. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về vấn đề này trước khi bắt đầu có thai.
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin trước khi sinh như: Uống vitamin tổng hợp trước và trong giai đoạn mang thai để làm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, trong đó có cả sứt môi và hở hàm ếch.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống các chất có cồn trong thời gian mang thai vì những loại chất này làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, nhất là sứt môi, hở hàm ếch.
- Bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết khi mang thai.
6. Cách điều trị bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh
Mục tiêu điều trị bệnh hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh là cải thiện khả năng ăn, nói, nghe của trẻ để trẻ có được diện mạo bình thường. Quá trình điều trị bao gồm: phẫu thuật chỉnh sửa sứt môi và vòm miệng dựa trên tình trạng cụ thể của trẻ. Sau khi sửa chữa các khe hở ban đầu, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật tiếp để cải thiện lời nói hoặc cải thiện sự xuất hiện của môi và mũi.
Quy trình phẫu thuật được thực hiện theo thứ tự sau:
- Sửa môi trong vòng 3 – 6 tháng đầu.
- Sửa chữa hở hàm ếch khi trẻ được 12 tháng tuổi hoặc có thể sớm hơn.
- Phẫu thuật tiếp theo vào giữa năm 2 tuổi hoặc cuối tuổi thiếu niên.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về dị tật hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh hở hàm ếch ở trẻ. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, giúp thai nhi phát triển bình thường.
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội