Lộ Diện 4 Phương Pháp Trị Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ Tốt Nhất

Lộ Diện 4 Phương Pháp Trị Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ Tốt Nhất

Chắc hẳn, có rất nhiều mẹ đang thắc mắc: Hẹp bao quy đầu là gì? Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng không hiếm gặp ở các bé trai. Tuy không quá nguy hiểm nhưng các bậc cha mẹ cũng không được chủ quan, hãy theo dõi và cho con đi khám ngay để điều trị kịp thời.

1. Hẹp bao quy đầu là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng miệng bao quy đầu bị chít hẹp, không thể tuột ra khỏi đầu dương vật ngay cả khi dương vật cương cứng. Nếu chúng ta cố tình tuột bao quy đầu xuống sẽ gây đau, chảy mắc hoặc thậm chí bao quy đầu bị “mắc kẹt” ở quy đầu, không thể quay lại vị trí bao đầu.

2. Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm cho trẻ không?

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, nếu không được can thiệp chữa trị kịp thời, hẹp bao quy đầu có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ như:

Viêm quy đầu

Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu, tế bào chết dưới lớp da quy đầu kết hợp với các chất cặn bã tích tụ trong nước tiểu không thoát ra được tạo môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển, gây tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ, mọng nước ở đầu dương vật.

Viêm nhiễm niệu đạo

Bao quy đầu hẹp sẽ rất khó vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Các vi khuẩn này có thể gây viêm nhiễm trên quy đầu dương vật và dễ xâm lấn sang niêu đạo. Trường hợp nặng, vi khuẩn có thể di chuyển ngược dòng gây viêm thận, viêm bàng quang.

Nghẹt quy đầu

Tình trạng này xảy ra khi da quy đầu có thể tuột xuống mà không kéo lên được. Khi dương vật cương cứng, da quy đầu vẫn phủ căng vòng quanh dương vật gây nghẹt quy đầu khiến máu không lưu thông, gây nên hiện tượng phù nề quy đầu, nghiêm trọng hơn là hoại tử quy đầu dương vật.

hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, hẹp bao quy đầu trẻ em, hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, trẻ em hẹp bao quy đầu, hẹp bao quy đầu phải làm sao, hẹp bao quy đầu và cách điều trị, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì, bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là tình trạng miệng bao quy đầu bị chít hẹp

3. Triệu chứng nhận biết hẹp bao quy đầu

Bé trai bị hẹp bao quy đầu có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Tiểu khó, khi đi tiểu bé phải rặn đỏ mặt, bao quy đầu sưng phòng.
  • Bao quy đầu của bé cứng, có dấu hiệu viêm nhiễm như: sưng, đỏ, nóng, đau, chảy mủ hoặc dịch bất thường.

4. Nguyên nhân gây nên tình trạng hẹp bao quy đầu

  • Đầu da quy đầu nhỏ nên quy đầu dương vật không thể chui ra được.
  • Dây hãm Breve quá ngắn khiến bao quy đầu không thể rút lại hoàn toàn.
  • Do hậu quả của việc viêm nhiễm dương vật dẫn đến tình trạng sẹo xơ hóa ở quy đầu dương vật.

5. Phân loại hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ được chia làm 2 loại:

Hẹp bao quy đầu sinh lý

Hầu hết, trẻ bị hẹp bao quy đầu là do biểu hiện sinh lý. Thời kỳ mới sinh ra, trẻ không có khả năng bảo vệ bộ phận sinh dục của mình, da bao quy đầu đảm nhiệm trọng trách này cho bé bằng cách che phủ và dính chặt vào quy đầu. Tình trạng này sẽ dần dần biến mất khi trẻ lớn lên và trong vài năm đầu, da quy đầu có thể tuột xuống và để lộ quy đầu dương vật.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Ở trẻ, tình trạng này ít gặp hơn. Nguyên nhân là do sẹo xơ gây dính bao quy đầu (sẹo xơ có thể do bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra).

6. Đối tượng dễ bị hẹp bao quy đầu

  • Trẻ sơ sinh thường xuyên bị hăm tã
  • Trẻ nhỏ hẹp bao quy đầu sinh lý
  • Trẻ vệ sinh cá nhân kém
  • Trẻ chưa được cắt bao quy đầu

hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, hẹp bao quy đầu trẻ em, hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, trẻ em hẹp bao quy đầu, hẹp bao quy đầu phải làm sao, hẹp bao quy đầu và cách điều trị, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì, bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể là do bệnh lý hoặc sinh lý

 

 

7. Phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu

Tại thời điểm này đang có 4 phương pháp xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu trẻ em:

  • Kéo da quy đầu
  • Sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu
  • Nong bao quy đầu
  • Cắt bao quy đầu

Trong đó, kéo da quy đầu và sử dụng thuốc bôi là 2 phương pháp không phải phẫu thuật, không gây đau đớn cho trẻ. Còn 2 hình thức nong bao quy đầu, cắt bao quy đầu phải cần đến can thiệp của ngoại khoa, gây cảm giác đau đớn cho trẻ.

Kéo da quy đầu

Đa số các trường hợp hẹp bao quy đầu ở trẻ đều có thể nong rộng được tại nhà nhờ các bài tập kéo căng da quy đầu. Cha mẹ nên kiên trì thực hiện cho con 2 – 3 lần/ngày trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tháng. Các bước được tiến hành như sau:

  • Sử dụng dầu dưỡng Baby Oil, sáp Vaseline bôi tay hoăc tinh chất dưỡng thể Body Lotion để làm chất bôi trơn cho trẻ.
  • Nhẹ nhàng kéo da quy đầu về phía trước, ra xa cơ thể bé một vài lần.
  • Từ từ kéo ngược trở lại trong giới hạn bé chịu đựng được và không bị đau. Giữ nguyên vị trí này trong vòng vài phút.
  • Lặp lại động tác thêm vài lần nữa

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, mẹ có thể ngâm bé trong nước để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Phương pháp kéo da quy đầu không gây sang chấn, không làm tổn thương cấu trúc của da quy đầu. Tuy nhiên, bố mẹ cần thực hiện động tác nhẹ nhàng, chậm rãi, tăng dần mức độ sau mỗi lần tập để lớp bao da giãn dần. Áp dụng kiên trì, đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu

Thực chất đây là bài tập kéo căng da quy đầu bằng tay kết hợp với thuốc mỡ bôi chứa thành phần của Steroid để làm tăng hiệu quả. Loại thuốc bôi hẹp bao đầu quy thường được chỉ định cho trẻ là thuốc mỡ Betamethasone 0.05% (có tên thương mại là Diprosone). Thuốc này chứa thành phần Steroid thúc đẩy quá trình làm căng da, mỏng da, từ đó dễ dàng kéo căng hơn.

Nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ, đơn giản, nhanh chóng, chỉ mất khoảng 3 – 5 phút là xong. Khi tiến thành thủ thật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê cho trẻ nên trẻ không quá đau đớn.

Cắt bao quy đầu

Phẫu thuật này gồm: cắt bao quy đầu, mở rộng bao quy đầu, cắt bỏ vòng hẹp. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê quanh bộ phận sinh dục của trẻ rồi tiến hành thao tác cắt. Khi mới thực hiện xong, da vùng này hơi sưng phồng nhưng không sao, chúng sẽ sớm trở lại bình thường.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho mẹ trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ, giúp trẻ nhanh khỏi trở lại.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!