Hen Phế Quản Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hen Phế Quản Ở Trẻ

Hen Phế Quản Là Gì? Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa Hen Phế Quản Ở Trẻ

Hen phế quản là một bệnh lý rất hay gặp ở trẻ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, ba mẹ cần phải biết cách chăm sóc và bảo vệ trẻ tốt nhất.

Hen phế quản là gì? Nếu bạn đang băn khoăn không biết hen phế quản là gì, cách điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ như thế nào thì hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau.

1. Hen phế quản là gì?

Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Tình trạng này làm tăng phản ứng của phế quản với nhiều chất kích thích khác nhau, dẫn đến co thắt, phù nề, tăng tiết phế quản gây hẹp tắc đường thở.

Hiện tại, tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên qua mỗi năm. Theo thống kê của bộ Y Tế, cứ 20 năm, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen phế quản lại tăng lên 2 – 3 lần. Điều này không chỉ gây hao tốn tiền bạc chữa trị cho trẻ mà chúng còn là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học, nhập viện.

Ngoài ra, nếu bệnh không được chữa trị dứt điểm, kịp thời còn khiến bệnh diễn biến nặng hơn, kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Vì thế, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các triệu chứng của hen phế quản, giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ, dấu hiệu của hen phế quản, bị hen phế quản phải làm sao, bệnh hen phế quản có nguy hiểm không, hen là gì, bệnh hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị, cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Hen phế quản là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp

2. Triệu chứng của bệnh hen phế quản ở trẻ

Ho dai dẳng, đặc biệt về đêm

Trẻ bị viêm phế quản thường ho tái phát hoặc dai dẳng, kèm theo những đợt khó thở, khò khè. Ho thường xảy ra về đêm khi trẻ đang ngủ, ho theo mùa, ho khi khóc, khi cười, khi trẻ gắng sức làm việc gì đó.

Khò khè

Khò khè là tiếng thở rít hoặc âm thanh phát ra không bình thường khi trẻ thở. Ở trẻ bị hen phế quản, tình trạng viêm, phù nề và co thắt khiến đường thở bị thu hẹp. Khi không khí thông qua sẽ tạo nên âm thanh khò khè.

Khó thở

Đường thở bị thu hẹp do phù nề, cơ thắt khiến trẻ gặp phải tình trạng khó thở khi gắng sức, cười, khóc, ho.

Cha mẹ có thể nhận biết triệu chứng này ở trẻ khi trẻ nói rằng trẻ không thở được hoặc thấy trẻ thở nhanh hơn, sâu hơn, cơ ở cổ và lồng ngực của trẻ bị co kéo, cánh mũi phập phồng.

Đau tức ngực

Đường thở bị thu hẹp khiến việc đưa không khí vào phổi gặp khó khăn. Điều này khiến cho ngực trẻ có cảm giác căng, tức.

Giảm hoạt động thể lực

Trẻ bị hen phế quản thường hay cảm thấy mệt mỏi hơn, không thể chạy nhảy, chơi đùa, cười như những đứa trẻ khác được.

Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng trên, trẻ bị hen phế quản còn gặp phải các triệu chứng sau:

  • Khó ngủ do khó thở, ho, thở khò khè.
  • Những cơn ho hoặc thở khò khè trở nên nặng hơn khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
  • Trẻ chậm hồi phục hoặc dễ bị viêm phế quản sau nhiễm trùng đường hô hấp.

hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ, dấu hiệu của hen phế quản, bị hen phế quản phải làm sao, bệnh hen phế quản có nguy hiểm không, hen là gì, bệnh hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị, cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Các triệu chứng thường gặp của bệnh hen phế quản

3. Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh hen phế quản, chiếm 85% trong các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Môi trường: Phấn hoa, bụi bẩn, vật nuôi, nấm mốc, khói thuốc lá, than tổ ong,…
  • Dị ứng thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,…
  • Mắc các bệnh như: trào ngược dạ dày thực quản, sốt, mất nước,…
  • Yếu tố di truyền: Bố mẹ có tiền sử bị hen hoặc dị ứng.

4. Hen phế quản có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị hen phế quản mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bị xẹp phổi: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở trẻ và thường xuất hiện ở khoảng 1/3 trẻ khi bị hen suyễn và phải nhập viện.
  • Bị giãn phế nang đa tiểu thùy: Đối với người bị hen suyễn thì sự đàn hồi của các phế nang có nguy cơ giảm dần theo gian dẫn, do đó thể tích khí thở sẽ bị giảm và đồng thời khí cặn sẽ tăng.
  • Ngừng hô hấp, gây ra tình trạng tổn thương não: Tình trạng suy hô hấp kéo dài sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng thiếu oxy não.
  • Tràn khí màng phổi: Hen phế quản khiến các phế nang bị giãn rộng ra. Khi các phế năng bị giãn sẽ có ít mạch máu nuôi dưỡng, khiến cho áp lực trong phế nang tăng. Đặc biệt với tình trạng ho mạnh kéo dài sẽ kéo theo nguy cơ phế nang bị vỡ, gây tràn màng phổi.
  • Suy hô hấp: Đây là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. Khi lên cơn hen cấp tính nặng haowcj hen ác tính, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, da tím tái, đôi lúc phải sử dụng máy trợ thở.

hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ, dấu hiệu của hen phế quản, bị hen phế quản phải làm sao, bệnh hen phế quản có nguy hiểm không, hen là gì, bệnh hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị, cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh hen phế quản ở trẻ sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm

5. Cách điều trị hen phế quản ở trẻ

Hiện tại vẫn chưa có thuốc chữa trị dứt điểm bệnh hen phế quản. Các phương pháp chữa trị chỉ là kiểm soát triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa tiến triển bệnh nặng. Cụ thể:

Thuốc dự phòng hen phế quản

Các loại thuốc dự phòng hen phế quản thường được sử dụng cho trẻ là:

  • Corticosteroid dạng hít: Có tác dụng làm giảm triệu chứng hen suyễn, cải thiện chức năng phổi.
  • Thuốc điều chỉnh leukotriene: Thuốc này được chỉ định dùng trong các trường hợp hen suyễn nhẹ hoặc dùng kết hợp với corticoid dạng hít. Thuốc có độ an toàn khá cao, phù hợp với nhiều nhóm tuổi khác nhau.
  • Thuốc cường beta: Thuốc này có tác dụng điều trị dự phòng hen ở trẻ nhỏ. Nếu sử dụng corticoid dạng hít không hiệu quả thì nên kết hợp dùng chung với thuốc này.

Thuốc cắt cơn hen

Thuốc cắt cơn hen thường là thuốc chủ vận beta 2, có tác dụng giảm nhanh chóng cơn hen bằng cách thư giãn các cơ vòng quanh đường thở và cải thiện luồng khí lưu thông, giúp làm giảm các triệu chứng thở khò khè, khó thở.

Loại thuốc này có tác dụng nhanh nhưng chỉ dùng với tần suất ít, nếu dùng lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ, dấu hiệu của hen phế quản, bị hen phế quản phải làm sao, bệnh hen phế quản có nguy hiểm không, hen là gì, bệnh hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị, cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Corticosteroid dạng hít là loại thuốc hay được sử dụng nhất cho trẻ bị hen phế quản

6. Một số lưu ý khi dùng thuốc điều trị hen suyễn cho trẻ

Để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ, ba mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều.
  • Không tự ý dùng kháng sinh cho bé khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc dạng hít theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hấp thụ thuốc một cách tốt nhất.
  • Cho bé súc miệng sau khi sử dụng thuốc dạng hít.
  • Nên dùng thuốc trước khi đi ngủ cho bé để hạn chế xuất hiện các cơn hen cấp tính khi bé đang ngủ.

hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ, dấu hiệu của hen phế quản, bị hen phế quản phải làm sao, bệnh hen phế quản có nguy hiểm không, hen là gì, bệnh hen phế quản là gì, hen phế quản ở trẻ em và cách điều trị, cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em

Khi trẻ bị hen phế quản, ba mẹ cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

7. Biện pháp phòng ngừa và chăm sóc trẻ khi bị hen suyễn

Bên cạnh việc dùng thuốc, thay đổi lối sống hàng ngày cũng là biện pháp hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh hen phế quản và ngăn ngừa tái phát. Vì thế, ba mẹ nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn.
  • Tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm.
  • Theo dõi tiến triển của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Không sử dụng những sản phẩm có mùi hương liệu.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày để tránh xa các yếu tố khởi phát bệnh hen suyễn như: phấn hoa, khói bụi, lông động vật, hóa chất,…
  • Ăn uống đầy đủ, tăng cường rau xanh, trái cây.
  • Tập thể dục đều đặn, lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Không cho trẻ lại gần những môi trường có khói thuốc lá hoặc hóa chất độc hại.
  • Thay ga giường, chăn màn thường xuyên cho bé.
  • Khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng,…cần phải điều trị triệt để.

Trên đây là những thông tin chia sẻ bệnh hen phế quản ở trẻ là gì? Cách điều trị và chăm sóc trẻ khi bị hen phế quản. Hy vọng chúng sẽ giúp ba mẹ chăm sóc bé tốt hơn, giảm nhẹ các triệu chứng, giúp bé cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái nhất.

Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội  

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!