Ebola Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Virus Ebola

Ebola Là Gì? Các Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Virus Ebola

Chắc hẳn, các bạn đã từng nghe thấy cụm từ Ebola. Vậy Ebola là gì? Bệnh Ebola có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.

Nếu các bạn đang còn băn khoăn không biết bệnh Ebola là gì? Bệnh Ebola lây truyền qua đường nào thì hãy tham khảo nội dung bài viết sau để được giải đáp nhiệt tình, chu đáo.

1. Ebola là gì?

Ebola là bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm nặng, gây ra bởi 4 trong 5 loài virus Ebola họ Filoviridae, bộ Mononegavirales, đó là Bundibugyo (BDBV), Ebola (EBOV), Sudan (SUDV) và virus rừng Taï (TAFV). Loại thứ năm là virus Reston (RESTV) không gây bệnh cho con người.

Khi virus Ebola đi vào cơ thể sẽ gây ra những tác động nghiêm trọng cho con người, làm tổn thương hệ miễn dịch và các cơ quan khác nhau trong cơ thể, làm giảm khả năng đông máu, khiến cơ thể xuất huyết nghiêm trọng, không thể kiểm soát được. Từ đó, dẫn đến nguy cơ tử vong cao từ 50% đến 90%.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh virus Ebola

Ebola bắt nguồn từ đâu? Ban đầu, virus Ebola chỉ được tìm thấy ở loài khỉ, tinh tinh cũng như các loài linh trưởng khác sống ở châu Phi. Sau đó, virus Ebola tiếp tục được tìm thấy ở khỉ và lợn ở Philippines.

Lây truyền từ động vật sang người

Các chuyên gia cho biết, virus Ebola được lây truyền từ động vật sang người thông qua chất dịch cơ thể của một con vật bị nhiễm bệnh như: máu, phân, nước tiểu,…

Những người giết mổ hoặc ăn động vật bị nhiễm virus Ebola cũng có nguy cơ bị nhiễm virus Ebola cao. Tương tự với việc tiếp xúc với phân và nước tiểu của dơi sống trong hang động cũng là khởi nguồn của cơn dịch.

Hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm thấy bằng chứng nào chứng minh virus Ebola có thể lây lan qua các vết cắn của côn trùng.

Lây truyền từ người này sang người khác

Người bị nhiễm virus Ebola thường không lây nhiễm cho người khác, cho đến khi chúng xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.

Các thành viên trong gia đình cũng như nhân vi y tế có thể bị nhiễm Ebola khi chăm sóc bệnh nhân, nhất là khi họ không sử dụng các thiết bị y tế bảo hộ như: mặt nạ, găng tay,…

Ngoài ra, việc sử dụng chung bơm kim tiêm cũng là nguyên nhân khiến dịch Ebola bùng phát.

ebola, ebola là gì, ebola bắt nguồn từ đâu, virus ebola, cấu tạo virus ebola, dịch ebola bắt nguồn từ đâu

Ebola căn bệnh nguy hiểm, có khả năng bùng dịch nhanh chóng và gây tử vong cao

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh Ebola

Bệnh Ebola thường khởi phát từ 2 – 21 ngày kể từ khi bị nhiễm virus Ebola và chúng thường có các triệu chứng đi kèm sau:

  • Buồn nôn, nôn nhiều.
  • Đau bụng, tiêu chảy (có thể đi ngoài ra máu).
  • Mắt đỏ.
  • Đau tức ngực và ho.
  • Vết nổi ban to ra.
  • Tụt cân.
  • Chảy máu trong bụng
  • Chảy máu tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: vết mảng bầm dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu âm đạo, chảy máu từ tai, mắt, hậu môn, âm đạo,…

4. Con đường lây truyền của bệnh virus Ebola như thế nào?

  • Virus Ebola không thể lây truyền qua các tiếp xúc thông thường mà chúng chỉ lây truyền qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể như tinh dịch, sữa mẹ, mồ hôi, nước mắt, chất bài tiết, chất thải của người bệnh,…
  • Bệnh virus Ebola không thể lây truyền cho người khác trước khi bệnh khởi phát và xuất hiện các triệu chứng rõ ràng.
  • Người đã khỏi bệnh Ebola vẫn có thể lây truyền cho người khác khi trong máu hoặc dịch tiết ra từ cơ thể vẫn còn chứa virus Ebola.
  • Khẩu trang, găng tay, áo choàng bảo hộ, kính bảo hộ đều là những vật dụng ngăn cản sự lây truyền của bệnh Ebola từ người này sang người khác.

ebola, ebola là gì, ebola bắt nguồn từ đâu, virus ebola, cấu tạo virus ebola, dịch ebola bắt nguồn từ đâu

Virus Ebola được lây truyền qua máu, dịch tiết ra từ người bệnh

5. Đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh virus Ebola

Bệnh virus Ebola rất hiếm gặp ở nước ta, chúng chủ yếu diễn ra ở Trung và Tây Phi. Tuy nhiên, đã có nhiều bệnh nhân xuất hiện từ các vùng khác nhau trên thế giới. Trong đó, người mắc bệnh có cả nam giới và nữ giới, không phân biệt bất cứ độ tuổi nào.

Đối tượng có nguy cơ làm gia tăng bệnh virus Ebola là:

  • Người thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân bị virus Ebola.
  • Người đi công tác và du lịch tại châu Phi khi dịch bệnh đang bùng phát.
  • Người thực hiện các nghiên cứu trên động vật, đặc biệt là nghiên cứu những con khỉ được nhập khẩu từ châu Phi hoặc Philippines.
  • Người làm nhiệm vụ chôn cất, mai tang kể cả khi người bệnh đã chết thì virus Ebola vẫn có thể lây truyền bệnh.

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh virus Ebola

Khi dịch bùng phát, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh là không đi du lịch, thăm viếng đất nước đang có dịch bệnh Ebola. Nếu bắt buộc phải đến thì bạn hãy trang bị những bộ trang phục bảo hộ để bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với khu dịch bệnh. Ngoài ra, bạn nên trao đổi với các bác sĩ, cơ quan y tế trước để hỗ trợ bạn đến những khu vực đang bùng phát dịch. Sau khi trở về nước, nếu bản thân bạn hoặc bất kỳ ai trong nhóm đồng hành mà có dấu hiệu bị sôt, đau nhức đầu, đau nhức cơ, xương khớp trong vòng 3 tuần trở lại sau chuyến đi thì bạn phải liên hệ với bác sĩ ngay để tiến hành kiểm tra ngay lập tức.

Đối với người bệnh

  • Người bệnh sẽ được cách ly và điều trị tại các cơ sở y tế theo sự chỉ dẫn của Bộ Y Tế.
  • Hãy trang bị những vật dụng phòng hộ cá nhân để hạn chế dịch bệnh lây lan.
  • Virus Ebola có thể lây truyền qua đường bài tiết nên bệnh nhân cần được bác sĩ tư vấn cách phòng tránh lây lan của bệnh sau khi xuất viện.

Đối với người tiếp xúc gần

  • Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng hộ như: đeo khẩu trang, đeo kính mắt bảo hộ, găng tay, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ,...Đồng thời rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Hãy thực hiện thật tốt nhu cầu vệ sinh cá nhân cũng như sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường mũi họng.

Ebola được đánh giá là bệnh nguy hiểm nhất, dễ gây chết người nhất nên các bạn cần phải biết cách phòng tránh và chăm sóc bản thân khi dịch bệnh bùng phát. Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy liên hệ với bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!