Biện Pháp Xử Lý Tình Trạng Đổ Mồ Hôi Trộm Ở Trẻ Sơ Sinh
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh không đơn thuần là trẻ bị nóng mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý ở trẻ. Do đó, tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ được các ông bố bà mẹ vô cùng quan tâm.
Nếu các bạn chưa biết làm thế nào nào để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh thì hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây. Chắc chắn chúng sẽ giúp ích cho bạn, tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.
1. Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là gì?
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là hiện tượng cơ thể đổ mồ hôi mà không liên quan đến yếu tố thời tiết bên ngoài. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra vào lúc ngủ nhất là ban đêm. Chúng có thể tiết ra nhiều mồ hôi đến mức làm ướt quần áo, giường ngủ của bé.
Mồ hôi trộm gồm các thành phần như: nước, muối, các chất cặn bã. Trong đó, nước chiếm hơn 90%. Vậy nên tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ khiến cơ thể mất đi lượng nước lớn, gây hiện tượng mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe ở trẻ.
Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể đổ mồ hôi nhiều mà không liên quan đến yếu tố thời tiết
2. Mồ hôi trộm có mấy loại?
Mồ hôi trộm có 2 loại: Mồ hôi trộm sinh lý và mô hôi trộm bệnh lý.
- Mồ hôi trộm sinh lý: Quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn so với người lớn nên hiện tượng đổ mồ hôi trộm cũng xảy ra nhiều hơn, giúp bé tỏa nhiệt cơ thể. Và trong trường hợp đổ này, mồ hôi trộm sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
- Mồ hôi trộm bệnh lý: Tình trạng này thường xuyên xuất hiện ở trẻ mắc bệnh còi xương và dấu hiệu nhận biết chúng là đổ mồ hôi nhiều nhưng không phải là do thời tiết, môi trường hoặc khi bú mẹ, khi ngủ. Bên cạnh đó, trẻ còn một số biểu hiện khác như: ăn uống kém, ngực nhô, đầu xương to,…
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm
Trẻ đổ mồ hôi trộm thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe. Vậy nên, các ông bố bà mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ, cần đưa trẻ đến các bệnh viện, cơ sở y tế ngay để kịp thời thăm khám, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tình trạng đổ mồ hôi trộm của bé, các bạn hãy tham khảo:
Thiếu vitamin D
Giai đoạn sơ sinh, hệ xương của trẻ đang được phát triển mạnh nhất. Nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn, đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ bị nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa,…
Chứng tăng tiết mồ hôi
Chắc hẳn, các bạn không còn xa lạ gì với chứng tăng tiết mồ hôi ở người lớn. Biểu hiện là bàn tay, bàn chân của trẻ luôn bị ướt dính bởi mồ hôi thường xuyên xảy ra. Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ con, ngay cả khi bé đang ở trong căn phòng mát mẻ vẫn tiết mồ hôi nhiều.
Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh
Nếu trẻ xảy ra tình trạng đổ mồ hôi trộm thường xuyên, không chỉ ở lúc ngủ mà còn diễn ra trong cả các hoạt động khác thì nguyên nhân có thể từ các bệnh lý về tim mạch như: tim bẩm sinh.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Trẻ sinh non sẽ hay gặp chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra trong vòng 20 giây. Lúc này, da bé tái nhợt đi kèm các triệu chứng thở khò khè, tiết ra nhiều mồ hôi trộm.
Hội chứng đột tử SIDS ở trẻ sơ sinh
Nếu mẹ để bé trong phòng quá nóng, không khí ngột ngạt sẽ dẫn tới hội chứng đột tử SIDS: bé ngủ li bì, ra mồ hôi nhiều, thậm chí là ngưng thở.
Trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi trộm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé
4. Biểu hiện của triệu chứng ra mồ hôi trộm
Đồ mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng lưng, trán, nách, háng, hai bàn tay, hai bàn chân. Vì những nơi này có chứa nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da nhất.
Biểu hiện thường gặp ở trẻ là:
- Ngủ không ngon giấc
- Trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm
- Hay giật mình thức giấc nửa đêm
5. Biện pháp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ em
Trẻ bị mồ hôi trộm phải làm sao? Đừng quá lo lắng, bố mẹ chỉ cần thực hiện các biện pháp dưới đây đảm bảo tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ em được cải thiện đáng kể.
Bổ sung vitamin D hàng ngày cho trẻ
Hiện tại có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D cho trẻ như bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa hàm lượng vitamin D cao: Vitamin D Ostelin Liquid Kids, vitamin D3 Baby Ddrops, ChildLife Vitamin D3,…Đồng thời, cho bé tắm nắng vào khung giờ từ 6 – 9 giờ (mùa hè), 9 – 10 giờ (mùa đông). Lưu ý: Chỉ để da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng chứ không được để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé.
Để cơ thể bé luôn được sạch sẽ thoáng mát
Tạo không gian rộng rãi, thoáng mát, không bị bí bách, ngột ngạt sẽ khiến bé ít đổ mồ hôi hơn. Đồng thời giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, mặc quần áo sơ sinh rộng rãi thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Khi nào trẻ ra mồ hôi quá nhiều thì sử dụng khăn tam giác thấm mồ hôi để lau mồi hôi cho bé, tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược lại gây hiện tượng cảm lạnh ở trẻ
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến tình trạng đổ mồ hôi trộm ít hay nhiều ở trẻ. Vì thế, các phụ huynh cần cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như: rau má, bí đao, cam, cải ngọt,…Không nên cho trẻ ăn những đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ để hạn chế tình trạng ra mồ hôi, mẩn ngứa, khó chịu ở trẻ.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn, giúp ba mẹ có thêm kiến thức sinh con, trị dứt điểm tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Từ đó giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội