Dị Ứng Thức Ăn Là Gì? Cách Điều Trị Và Xử Lý Dị Ứng Thức Ăn Ở Trẻ Em

Dị Ứng Thức Ăn Là Gì? Cách Điều Trị Và Xử Lý Dị Ứng Thức Ăn Ở Trẻ Em

Dị ứng thức ăn là hiện tượng rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Vì thế, ba mẹ cần phải nắm được nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện của dị ứng thức ăn ở trẻ em để có biện pháp chăm sóc kịp thời.

Sau đây, mekhoeconthongminh.com sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin về dị ứng thức ăn ở trẻ em, ba mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

1. Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần “lạ” trong thực phẩm.

Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở trẻ có cơ địa dị ứng. Trẻ có cơ địa dị ứng là những trẻ có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường và những đứa trẻ này cũng thường có bố mẹ hoặc anh/chị/em cũng có cơ địa dị ứng hoặc những trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay,…

Trong thức ăn có những protein “lạ” là những dị nguyên, khi hấp thu vào máu, gắn với kháng thể IgE, kích thích tế bào bạch cầu ưa kiềm và tế bào mast giải phóng các hoạt chất hóa học trung gian như histamin, serotonin,…đi vào trong máu, gây ra các triệu chứng dị ứng.

dị ứng thức ăn, dị ứng thức ăn ở trẻ em, dị ứng thức ăn bao lâu thì hết, dị ứng thức ăn kiêng gì, dị ứng thức ăn bị ngứa, dị ứng thức ăn và cách điều trị, dị ứng thức ăn nổi mề đay

Trẻ nhỏ có nguy cơ bị dị ứng thức ăn cao do hệ miễn dịch và đường ruột còn non yếu

2. Triệu chứng của dị ứng thức ăn ở trẻ em

Các triệu chứng của dị ứng thức ăn thường xuất hiện trong vòng vài phút đến 2 giờ sau khi ăn. Chúng có thể gây khó chịu hoặc gây nguy hiểm cho trẻ. Cụ thể các dấu hiệu dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ là:

  • Ngứa trong miệng hoặc chàm bội nhiễm, phát ban.
  • Sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở.
  • Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.
  • Chóng mặt, buồn nôn.

Một số trường hợp còn xảy ra tình trạng sốc phản vệ, cần phải được điều trị khẩn cấp để tránh tình trạng hôn mê, tử vong. Các triệu chứng của sốc phản vệ như:

  • Huyết áp giảm mạnh, mạch nhanh.
  • Chóng mặt, bất tỉnh.
  • Khó khăn khi thở do đường hô hấp bị thắt lại, cảm giác có khối u trong cổ họng.

3. Những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ

Nguyên tắc điều trị dị ứng ở trẻ là phát hiện các dị nguyên nào là nguyên nhân gây ra dị ứng thì cần phải tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Từ đó, phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các loại thức ăn cho trẻ.

  • Trứng, lòng trắng trứng.
  • Tôm, cua, cá, ghẹ, trai, điệp, hào sò, vẹm.
  • Các loại hạt.
  • Ngũ cốc có chứa gluten (yến mạch, lúa mạch, lúa mì, mạch đen).
  • Dioxide lưu huỳnh và sulphite (các chất bảo quản thường sử dụng trong một số loại thức ăn và đồ uống).
  • Một số trẻ còn có tình trạng dị ứng với sữa.

dị ứng thức ăn, dị ứng thức ăn ở trẻ em, dị ứng thức ăn bao lâu thì hết, dị ứng thức ăn kiêng gì, dị ứng thức ăn bị ngứa, dị ứng thức ăn và cách điều trị, dị ứng thức ăn nổi mề đay

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ

4. Cách xử lý trẻ khi bị dị ứng thức ăn

Khi trẻ có biểu hiện dị ứng thức ăn, bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có lời khuyên hợp lý. Bên ngoài các loại thực phẩm đều có dán nhãn thành phần thức ăn nên các bậc phụ huynh dễ dàng quyết định nên hoặc không nên cho trẻ ăn.

Tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn có thể kéo dài hoặc tái phát nên các bậc phụ huynh đều phải chú ý. Chú ý xem mỗi lần con mình bị dị ứng là con đã ăn thức ăn gì trong mấy ngày qua. Từ đó, “cắt nguồn dị nguyên” đó ra để trẻ không bị dị ứng tái phát.

Một số trung tâm xét nghiệm có bộ kit làm thử nghiệm lẩy da (Skin Prick Test) hoặc xét nghiệm máu tìm các loại dị nguyên khác nhau, trong đó có các dị nguyên thức ăn khác nhau, giúp quý phụ huynh biết được thức ăn nào có thể gây dị ứng cho trẻ. Từ đó cắt bỏ nguồn thức ăn đó ra khỏi cơ thể.

Các loại thuốc dùng để điều trị dị ứng thức ăn

  • Thuốc kháng Histamin như: chlorpheniramine, alimemazin, cyclizing,…có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng dị ứng.
  • Thuốc giãn phế quản giảm tình trạng co thắt phế quản, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
  • Thuốc corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, giảm các cơn co thắt ở phế quản.
  • Thuốc Epinephrine có vai trò chống suy tim mạch cấp, nâng cao huyết áp với trẻ bị suy hô hấp, hạ huyết áp.

Các biện pháp điều trị dị ứng thức ăn không dùng thuốc là:

  • Uống nước giấm táo rượu
  • Uống nước pha từ dầu cây thầu dầu.
  • Nhai tỏi sống.
  • Tăng cường bổ sung vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

dị ứng thức ăn, dị ứng thức ăn ở trẻ em, dị ứng thức ăn bao lâu thì hết, dị ứng thức ăn kiêng gì, dị ứng thức ăn bị ngứa, dị ứng thức ăn và cách điều trị, dị ứng thức ăn nổi mề đay

Thuốc kháng Histamin có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng dị ứng cho trẻ

5. Cách phòng tránh dị ứng thức ăn cho trẻ

Cách đơn giản nhất để phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ là loại bỏ thức ăn gây dị ứng đã được xác định ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ.

Đặc biệt, cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong vòng 4 – 6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột) để làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Giai đoạn ăn dặm, mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng và khởi đầu bằng gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế không còn protein để gây dị ứng.

Các loại thức ăn nên tránh cho trẻ

  • Gluten (trước 6 tháng tuổi): Đây là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như: mạch đen, lúa mì, lúa mạch, yến mạch. Bạn nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn này trong 6 tháng đầu. Hãy xem kỹ nhãn dán của các loại thức ăn xem có ghi dòng chữ “không chứa gluten” không.
  • Cá (trước 6 tháng tuổi): Cá có thể gây dị ứng cho trẻ nên tốt nhất không nên cho trẻ ăn cá trước 6 tháng tuổi. Khi em bé đã được 6 tháng tuổi thì có thể cân bằng 1 lượng nhỏ trong khẩu phần ăn.
  • Đậu phộng và các loại thức ăn chứa đậu phộng: Là món ăn không nên cho em bé ăn nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng cho đến khi em bé được ít nhất 3 tuổi. Còn nếu gia đình không có vấn đề gì thì có thể cho bé ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên.

Trên đây là một số thông tin về dị ứng thức ăn ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này, các ông bố bà mẹ sẽ biết cách phòng ngừa và bảo vệ trẻ khỏi bị dị ứng thức ăn hơn, giúp bé phát triển khỏe mạnh bình thường.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!