Đau Bụng Trên Rốn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Đau bụng trên rốn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người già. Chúng gây ra nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống lẫn công việc. Vì thế, chúng ta cần phải biết nguyên nhân gây ra bệnh và cách xử lý kịp thời.
Nếu các bạn vẫn chưa biết nguyên nhân và cách điều trị chứng đau bụng trên rốn như thế nào thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
1. Đau bụng trên rốn là gì?
Đau bụng trên rốn (hay còn gọi là đau thượng vị) là hiện tượng xuất hiện các cơn đau trên vùng rốn, dưới xương sườn, có thể tập trung ở chính giữa hoặc đau bụng trên rốn bên trái, đau bụng trên rốn bên phải. Cơn đau có thể từng đợt hoặc đau âm ỉ, có trường hợp đau quặn bụng, cơ thắt từng cơn.
Đau bụng trên rốn là hiện tượng xuất hiện các cơn đau trên vùng rốn, dưới xương sườn
2. Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn
Do vùng bụng trên rốn có liên quan đến nhiều cơ quan như: dạ dày, đại tràng, tá tràng, lá lách, túi mật, một phần thận,…nên khi đau tại vị trí này sẽ có nhiều nguyên nhân gây ra. Cụ thể như sau:
Bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng đặc trưng là bởi các cơn đau bụng trên rốn, đau quặn thắt từng cơn, đôi lúc nhói lên do nhu động ruột mất cân bằng, có lúc tăng nhu động ruột, có lúc chậm nhu động. Ngoài ra, đau bụng trên rốn do bệnh viêm đại tràng còn xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đầy hơi, chướng bụng
- Đi ngoài nhiều lần
- Đi ngoài phân sống
- Đau vùng thượng vị âm ỉ nhiều ngày
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) là một dạng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng, đau vùng thượng vị, làm thay đổi thói quen đại tiện.
Bệnh lý về dạ dày – tá tràng
Đau dạ dày – tá tràng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng trên rốn. Các cơn đau thường âm ỉ, kéo dài, kèm theo các triệu chứng sau:
- Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng.
- Đầy bụng, khó tiêu
- Đau bụng từ rốn trở lên, dưới ứng, một số trường hợp còn buồn nôn, nôn
- Ăn uống kém
- Suy nhược thần kinh
Nếu không chủ động phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.
Đau bụng trên rốn có thể là do bệnh lý về dạ dày - tá tràng
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bằng 1 loạt các triệu chứng như: ăn uống khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, căng tức bụng, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vùng bụng dưới rốn hoặc trên rốn.
Bệnh lý về sỏi mật
Sỏi mật hình thành do mất cân bằng các thành phần trong mật như: muối mật, cholesterol, bilirubin. Khi các thành phần này mất ổn định sẽ hình thành những hạt ở dạng cứng hoặc nhầy, nhũn như bún. Sự tắc nghẽn túi mật ban đầu gây nên tình trạng đau bụng trên rốn kèm triệu chứng nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, mất sức. Sau đó, các cơn đau bụng tăng lên và kèm theo những biểu hiện sau:
- Sốt
- Vàng da
- Tụt huyết áp
- Hôn mê
- Rối loạn ngôn ngữ
Sỏi thận cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng đau bụng trên rốn
Tắc ruột
Đoạn ruột nào bị tắc sẽ xuất hiện các cơn đau dữ dội ở vùng đó. Do dịch tiêu hóa và hơi trong ruột lưu thông chậm hoặc không lưu thông khiến người bệnh cảm thấy chướng bụng, đầy bụng, ăn uống không tiêu. Ngoài ra, chúng còn có một số biểu hiện như:
- Căng tức bụng trên một cách rõ ràng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Nôn mửa
- Giảm vị giác
- Đau bụng dữ dội ở vị trí bị tắc
Một số nguyên nhân khác gây đau bụng trên rốn
Ngoài những bệnh lý trên, đau bụng trên rốn còn do các nguyên nhân sau:
- Đau cơ: Do nhiều cơ tập trung ở vùng bụng trên nên khi bị đau do chấn thương hoặc co thắt cơ, chúng có thể gây ra tình trạng đau cơ bụng trên.
- Viêm ruột thừa: Thời gian đầu gây đau âm ỉ quanh rốn, sau đó lan dần lên phía trên rốn.
- Bệnh túi thừa: Vị trí đau phụ thuộc vào túi thừa. Hầu hết xảy ra ở những cơn đau bụng dưới nhưng cũng có trường hợp xuất hiện ở ruột trên, gây đau bụng trên rốn.
- Khí: Trong bụng luôn tồn tại khí, khi khí này bị tích tụ sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, tức bụng, kèm theo cơn đau bụng trên rốn theo từng đợt.
Đau bụng trên rốn còn có thể do đau cơ, viêm ruột thừa,...
3. Đau bụng trên rốn khi nào cần gặp bác sĩ?
Trường hợp các triệu chứng biến mất sau 1 – 2 ngày hoặc xác định được nguyên nhân đau bụng trên rốn là do chế độ ăn uống thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh nên chủ động thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
Nếu đau bụng trên rốn kèm theo các triệu chứng sau thì phải gặp bác sĩ ngay:
- Nôn kéo dài trong suốt 12 giờ.
- Có sốt đi kèm với đau bụng.
- Đau bụng xảy ra sau 1 chấn thương, chẳng hạn như bị đánh vào dạ dày.
- Bị đau bụng sau khi sử dụng 1 loại thuốc mới.
Đặc biệt cần khẩn cấp với những người bệnh có biểu hiện sau:
- Đau dữ dội ở vùng bụng trên rốn bên phải.
- Đau bụng quằn quại mà người bệnh không thể chịu đựng được.
- Đau bụng dữ dội đi kèm với phân trắng.
- Có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như: da khô, không đi tiểu, chóng mặt hoặc mắt trũng.
- Đau bụng kèm nôn kéo dài hoặc sốt cao.
Đau bụng trên rốn kèm sốt cao thì cần phải đến gặp bác sĩ ngay
4. Cách điều trị đau bụng trên rốn
Nguyên tắc điều trị đau bụng trên rốn là cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Nếu đau bụng trên rốn là do chế độ ăn uống không hợp lý thì cần phải thay đổi chế độ ăn, sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa.
- Trường hợp đau bụng trên rốn là do các bệnh lý thì cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống tình trạng co thắt,…Nếu ở giai đoạn bệnh nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Một số cách chữa đau bụng trên rốn an toàn và hiệu quả là:
Massage bụng
Massage bụng là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất, có tác dụng thư giãn, giảm đau đặc biệt những vấn đề liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, táo bón, đầy hơn. Vì thế, khi bị đau bụng trên rốn, bạn có thể massage giảm đau bụng như sau:
- Nằm ngửa, thả lỏng cơ bụng.
- Xoa 2 bàn tay vào nhau cho nóng hoặc có thể xoa dầu, tinh dầu.
- Đặt tay lên vùng bụng trên rốn. Sau đó xoa theo chiều kim đồng hồ nhiều lần.
- Có thể xoa nhiều khu vực ở vùng bụng như giữa bụng, trên rốn hoặc dưới rốn.
- Xoa từ từ, trong khoảng 15 – 20 phút để giảm triệu chứng đau bụng trên rốn từng cơn.
Massage bụng là một cách đơn giản và hiệu quả nhất nhất để giảm đau bụng trên rốn
Chườm nóng
Chườm nóng cũng là cách giúp giãn mao mạch, thư giãn các cơ quang bụng. Đồng thời, thúc đẩy chuyển động trong đường tiêu hóa. Từ đó cải thiện tình trạng đau bụng trên rốn.
Bạn có thể chườm nóng bằng các sau:
- Sử dụng túi sưởi hoặc chai nước ấm để đặt lên bụng.
- Lăn qua lăn lại vùng bụng để toàn bộ vùng bụng được ấm lên trong khoảng 15 phút.
- Có thể thay chai hoặc túi sưởi khi hết ấm.
Dùng thuốc để giảm đau
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh để bác sĩ đưa ra cách điều trị hợp lý
- Dùng thuốc giảm đau: Chỉ định trong trường hợp đau quặn bụng trên, đau không thuyên giảm và kéo dài trong nhiều giờ.
- Thuốc chống co giật: Dùng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn gây viêm dạ dày hoặc viêm ruột.
- Thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, giảm các cơ co thắt liên quan đến viêm dạ dày.
- Truyền nước: Sử dụng trong trường hợp đau bụng kèm tiêu chảy, nôn nhiều, gây mất nước.
Trường hợp đau bụng trên rốn là do bệnh lý thì các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau
5. Biện pháp phòng tránh đau bụng trên rốn
- Có chế độ ăn uống riêng nếu đã gặp tình trạng đau bụng trên rốn do bệnh lý.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, kích ứng dạ dày, đường ruột.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ tanh, lạnh, dễ gây đau bụng.
- Trong và sau thời gian bị đau bụng, các bạn không nên ăn các thực phẩm khô cứng. Nên lựa chọn các loại thực phẩm, dễ tiêu, có tính ấm.
- Ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Uống đủ nước và giữ ấm vùng bụng.
- Chủ động thăm khám khi các triệu chứng không thuyên giảm.
Tóm lại, hiện tượng đau bụng trên rốn là do nhiều nguyên nhân gây ra và tiềm ẩn không ít nguy hiểm. Vì thế, khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội