Có Nên Cắt Amidan Không? Khi Nào Nên Cắt Amidan Cho Trẻ?

Có Nên Cắt Amidan Không? Khi Nào Nên Cắt Amidan Cho Trẻ?

Viêm amidan là một trong những căn bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan cho trẻ? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau nhé.

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết có nên cắt amidan không, khi nào nên cắt amidan cho trẻ thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhé.

1. Viêm amidan là gì?

Amidan là các tế bào lympho nằm ở hai bên cổ họng có chức năng chính là sản xuất kháng thể, tiêu diệt tác nhân nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể. Cơ quan này hoạt động khi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh (từ 4 – 10 tuổi) và giảm dần chức năng khi sức đề kháng đã hoàn thiện.

Mặc dù là hàng rào miễn dịch nhưng amidan vẫn có thể bị viêm nhiễm khi vi khuẩn, virus, nấm tấn công ồ ạt trong thời gian dài. Trường hợp này gọi là viêm amidan.

có nên cắt amidan không, có nên cắt amidan ko, có nên cắt amidan, có nên cắt amidan cho người lớn không, viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, viêm amidan có nên cắt không, nên cắt amidan không, có nên cắt amidan cho trẻ không, viêm amidan mãn tính có nên cắt không, bị amidan có nên cắt không, amidan hốc mủ có nên cắt không

Viêm amidan là tình trạng amidan bị vi khuẩn, virus, nấm tấn công ồ ạt trong thời gian dài

2. Nguyên nhân gây viêm amidan

Nguyên nhân trực tiếp gây viêm amidan là do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, nấm, bao gồm:

  • Virus: Virus cúm, adenovirus, virus parainfluenza, enteroviruses, virus herpes simplex,…
  • Vi khuẩn: Chủ yếu là liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes/ Streptococcus nhóm A). So với virus, viêm amidan do vi khuẩn thường có mức độ nặng nề hơn và cần phải có biện pháp can thiệp điều trị chuyên sâu.

Ngoài ra, viêm amidan còn xảy ra khi có các yếu tố rủi ro sau:

  • Trẻ mắc bệnh hô hấp như: viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, viêm thanh quản,…
  • Trẻ từ 5 – 15 tuổi có nguy cơ bị viêm amidan cao vì do thời điểm này, amidan là cơ quan có vai trò miễn dịch chính.
  • Trẻ vệ sinh răng miệng kém.
  • Trẻ thường xuyên sử dụng đồ uống, thức ăn lạnh.
  • Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột
  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
  • Trẻ tiếp xúc thân mật với người đang bị viêm nhiễm đường hô hấp.

3. Triệu chứng của viêm amidan

Biểu hiện của viêm amidan là tình trạng viêm tấy và sưng đỏ. Ngoài ra, ở mức độ nghiêm trọng hơn, trẻ còn cảm thấy khó thở bằng miệng kèm các triệu chứng sau:

  • Đau cổ họng
  • Amidan sưng đổ
  • Xuất hiện lớp dịch phủ màu trắng hoặc vàng
  • Xuất hiện các vết phồng rộp hoặc vết loét đau trên cổ họng
  • Đau đầu
  • Ăn mất ngon
  • Đau tai
  • Khó nuốt
  • Sưng hạch ở cổ hoặc hàm
  • Hôi miệng
  • Sốt và ớn lạnh
  • Giọng nói khó nghe hoặc nghẹt thở.

có nên cắt amidan không, có nên cắt amidan ko, có nên cắt amidan, có nên cắt amidan cho người lớn không, viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, viêm amidan có nên cắt không, nên cắt amidan không, có nên cắt amidan cho trẻ không, viêm amidan mãn tính có nên cắt không, bị amidan có nên cắt không, amidan hốc mủ có nên cắt không

Triệu chứng của bệnh viêm amidan

4. Viêm amidan ở trẻ có nguy hiểm không?

Hầu hết, các triệu chứng viêm amidan ở trẻ đều thuyên giảm nhanh khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng xảy ra do liên cầu khuẩn nhóm A thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng nặng nề như:

  • Sốt thấp khớp: Đây là biến chứng nghiêm trọng, xảy ra khi vi khuẩn di chuyển đến khớp, tim và các mô trong cơ thể. Điều này khiến trẻ bị bệnh có triệu chứng sốt, cơ thể xanh xao, ăn không ngon, đau nhức xương khớp, tim đập nhanh, sưng xung quanh mắt và thở gấp.
  • Viêm cầu thận: Viêm cầu thận khởi phát do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào máu, di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng mô thận. Biến chứng này phát triển rất phức tạp, có thể gây rối loạn điện giải, hạ huyết áp và tử vong nếu không kiểm soát kịp thời.

Trường hợp không điều trị đúng cách, nhiễm trùng amidan là có thể tái phát thường xuyên, dẫn đến viêm amidan mãn tính và tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng sau:

  • Khó thở, ngưng thở khi ngủ: Biến chứng này xảy ra do viêm amidan kéo dài, dẫn đến tình trạng amidan phì đại, gây chèn ép cổ họng, làm gián đoạn quá trình hô hấp.
  • Viêm mô tế bào amidan: Là tình trạng nhiễm trùng sâu ở các mô liên kết của amidan. Tình trạng này phát sinh do nhiễm trùng amidan không được kiểm soát kịp thời, tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào trong.
  • Áp xe quanh amidan: Áp xe là một dạng nhiễm trùng nặng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của ổ mủ, gây đau nhức amidan dữ dội và làm bùng phát các triệu chứng toàn thân. Nếu không điều trị kịp thời, áp xe tự vỡ gây phù nề thanh quản, áp xe thành họng, thậm chí là nhiễm trùng máu.

5. Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan cho trẻ?

Thông thường, viêm amidan được điều trị bằng thuốc Tây, nghỉ ngơi và chăm sóc cơ thể hợp lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cắt amidan để phòng ngừa viêm tái phát, hạn chế tối đa các biến chứng liên quan đến hô hấp.

Các trường hợp thường được chỉ định để cắt amidan là:

  • Viêm amidan cấp tính bùng phát 3 – 5 lần/năm.
  • Amidan quá phát (phì đại amidan) gây ra tình trạng ngủ ngáy, nói ngọng, khó nuốt, ăn uống kém, trẻ chậm tăng cân.
  • Viêm amidan hốc mũ, có bã đậu ứ đọng ở rãnh gây ra hiện tượng hôi miệng.
  • Sỏi amidan.
  • Nghi ngơi phì đại amidan ác tính

Viêm amidan gây ra các biến chứng cho các cơ quan lân cận như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm VA. Hoặc các trường hợp có biến chứng xa như: viêm khớp, viêm thận, viêm tim,…cũng được chỉ định cắt amidan để giải quyết triệt đổ ổ nhiễm khuẩn.

Amidan là cơ quan có chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe. Do đó, phẫu thuật cắt amidan chỉ được thực hiện khi cần thiết. Vì loại bỏ amidan, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm, trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên dưới.

Hơn nữa, phẫu thuật amidan cũng làm phát sinh nhiều biến chứng nên phương pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết.

có nên cắt amidan không, có nên cắt amidan ko, có nên cắt amidan, có nên cắt amidan cho người lớn không, viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, viêm amidan có nên cắt không, nên cắt amidan không, có nên cắt amidan cho trẻ không, viêm amidan mãn tính có nên cắt không, bị amidan có nên cắt không, amidan hốc mủ có nên cắt không

Phẫu thuật amidan chỉ được áp dụng trong những trường hợp thực sự cần thiết

6. Các phương pháp cắt amidan phổ biến hiện nay

Hiện tại có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan khác nhau như: bóc tách thòng lọng, cắt bằng dao diện, Coblator,…Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì thế, các bác sĩ sẽ cân nhắc, chọn lựa phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của gia đình.

Cắt amidan bằng phương pháp bóc tách và thòng lọng

Phương pháp này thường được áp dụng cho người lớn. Vì chúng được thực hiện bằng cách đưa toàn bộ tổ chức amidan qua cửa sổ của dụng cụ. Sau đó, dùng lưỡi dao đè chặt lên cuống amidan rồi nhẹ nhàng kéo amidan vào giữa eo họng. Tiếp đến, bóc tách trụ trước, trự sau để loại bỏ hoàn toàn tổ chức amidan ra khỏi cố họng. Cuối cùng, bác sĩ tiến hành cắt đứt cuống amidan, cầm máu và kết thúc phẫu thuật.

Cắt amidan bằng dao điện

Cắt amidan bằng dao điện (đơn cực, lưỡng cực) là kỹ thuật mới có nhiều ưu điểm hơn phương pháp bóc tách và thòng lọc. Phương pháp này sử dụng dòng điện tần số cao để loại bỏ tổ chức amidan trong vòm họng nên hạn chế dược tối đa tình trạng chảy máu kéo dài. Tuy nhiên, chúng cũng gây ra một số tác dụng phụ như có thể gây bỏng, để lại sẹo ở niêm mạc.

Phẫu thuật cắt amidan bằng Coblator

Phẫu thuật cắt amidan bằng Coblator là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng dòng điện truyền qua dung dịch dẫn điện (nước muối) để tạo ra các phân tử ở trạng thái plasma. Sau đó, sử dụng các hạt mang điện đi qua lớp plasma để tăng năng lượng nhằm phá vỡ, bẻ gãy tổ chức và mô amidan ở vòm họng.

Cắt amidan bằng Cobaltor có mức độ xâm lấm tốt, cầm máu tốt, ít biến chứng nhất hơn so với 2 phương pháp kể trên. Tuy nhiên, chi phí của 2 phương pháp này cao hơn và đòi hỏi bác sĩ/phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm cao.

7. Cách chăm sóc trẻ sau khi phẫu thuật cắt amidan

Sau khi phẫu thuật cắt bỏ amidan, bệnh nhân cần được chăm sóc trong phòng hậu phẫu và phải ở lại bệnh viện trong vài ngày để được theo dõi sức khỏe, đảm bảo vết mổ nhanh lành, hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra. Ngoài ra, ba mẹ cần chủ động chăm sóc trẻ theo các biện pháp dưới đây:

  • Trẻ sau khi mổ xong, cần nằm nghiêng sang 1 bên và đặt khay bên dưới để hứng nước bọt, nước dãi. Tuyệt đối không được nuốt bất cứ dịch hoặc nước dãi chảy ra từ miệng.
  • Sử dụng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong 1 – 2 ngày đầu.
  • Sau phẫu thuật khoảng 3 giờ, trẻ có thể dùng sữa lạnh hoặc nước đường có đá để làm dịu cổ họng. Đồng thời bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể. Sau đó là ăn các món ăn lỏng như: cháo, nước súp, sữa,…trong 3 ngày đầu. Những ngày sau có thể ăn thức ăn mềm. Từ 10 ngày trở đi thì ăn cơm bình thường.
  • Trong thời gian chờ vết mổ lành, chú ý súc miệng sau khi ăn và vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Sau 48 giờ phẫu thuật, hố mổ xuất hiện giả trắng kèm theo tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự khỏi sau 10 ngày nên ba mẹ không cần phải lo lắng quá.
  • Nếu chăm sóc đúng cách, hố mổ amidan của trẻ sẽ lành hoàn toàn bình thường sau 15 ngày.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết: Có nên cắt amidan không? Khi nào nên cắt amidan cho trẻ? Trường hợp bệnh kéo dài và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm thì nên tìm gặp bác sĩ để được cân nhắc và cắt bỏ amidan. Còn không thì chỉ cần chăm sóc đúng cách và tích cực thì bệnh có thể giảm nhanh 7 – 10 ngày.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!