Bật Mí Cách Rặn Đẻ Để Sinh Con Nhàn Tênh, Không Mất Sức

Bật Mí Cách Rặn Đẻ Để Sinh Con Nhàn Tênh, Không Mất Sức

“Mang nặng đẻ đau” là điều không thể tránh khỏi khi thực hiện thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, để giúp các mẹ bớt căng thẳng hơn, tự tin trước khi “lâm bồn”, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ cách rặn đẻ để sinh thường một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

Đau đẻ được ví như gãy 18 chiếc xương sườn cùng một lúc. Thế nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá, hãy áp dụng cách rặn đẻ dưới đây đảm bảo vượt cạn nhanh chóng, thành công.

1. Vì sao thai phụ cần được học cách rặn đẻ?

Nếu bạn nghĩ chuyện sinh đẻ là bản năng của người mẹ và không cần phải học cách rặn để là sai rồi. Trong quá trình chuyển dạ sinh con, nếu thai phụ biết cách rặn đẻ đúng phương pháp thì bác sĩ đỡ đẻ đỡ vất vả hơn và quan trọng nhất là giúp cuộc sinh diễn ra nhanh chóng, nhàn tênh, không gây ra các biến chứng nguy hiểm như: mẹ mất sức, con bị ngạt thở vì ở quá lâu trong bụng mẹ, đường sinh dục bị tổn thương, băng huyết sau sinh,...

Vì thế, học cách rặn đẻ là điều quan trọng và cần thiết, thai phụ nên bắt đầu học khi bước vào cuộc sinh.

cách rặn đẻ, cách rặn đẻ hiệu quả nhất, cách rặn đẻ không đau, cách rặn đẻ giúp mẹ sinh bé yêu trong tích tắc, cách rặn đẻ không mất sức

Học cách rặn đẻ sẽ giúp cuộc sinh diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn

2. Quá trình chuyển dạ thông thường như thế nào?

Thông thường, quá trình chuyển dạ sẽ được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Đau chuyển dạ, xóa mở tử cung

Đây là giai đoạn kéo dài nhất, gây đau đớn và vất vả cho mẹ. Đầu tiên chỉ là những cơn đau nhẹ rồi hết đau. Các cơn đau cứ thế quay lại từng nhịp từng nhịp. Lúc này cổ tử cung sẽ mở từ từ 1 – 3cm. Khi nào thai phụ đau dữ dội, kéo dài hơn là lúc tử cung đang mỏng dần và mở được 4 – 9cm.

Giai đoạn 2: Rặn đẻ sổ thai

Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút cho đến 3 tiếng. Tử cung của mẹ giãn hết được 10cm. Các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn và mẹ cảm thấy đau dữ dội hơn. Những cơn đau thúc xuống dưới nên mẹ có cảm giác em bé gần ra ngoài. Lúc này, đầu em bé đã lộ ra ngoài. Sau khi em bé đã ra ngoài, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Và đây cũng chính là giai đoạn quan trọng nhất, mẹ cần chú ý tập cách thở và rặn đẻ để em bé được ra nhanh và dễ dàng hơn.

cách rặn đẻ, cách rặn đẻ hiệu quả nhất, cách rặn đẻ không đau, cách rặn đẻ giúp mẹ sinh bé yêu trong tích tắc, cách rặn đẻ không mất sức

Quá trình chuyển dạ được chia làm 2 giai đoạn chính: Đau chuyển dạ và rặn đẻ sổ thai

3. Cách rặn đẻ dễ dàng khi sinh thường

  • Tư thế của sản phụ khi sinh thường là nằm cao đầu một góc 45 độ, phần mông nên lên một chút, 2 tay bám chặt lấy 2 càng của giường sinh, 2 chân đạp mạnh vào giá đỡ 2 chân.
  • Khi bác sĩ cho phép rặn, sản phụ nên tập rặn đúng cách để có hiệu quả đẩy thai từ trong bụng mẹ ra. Rặn không hiệu quả, giai đoạn sổ thai sẽ kéo dài, mẹ sẽ bị mất sức và em bé có thể bị ngạt ở bên trong.
  • Rặn đẻ trong lúc cơn gò bắt đầu xuất hiện và phối hợp nhịp nhàng với các động tác hít thở làm sao cho nhịp nhàng và hiệu quả nhất.
  • Khi cơn gò đến, mẹ hít một hơi thật sau bằng mũi, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Động tác hít thở nhịp nhàng kết hợp với rặn đẻ. Khi rặn đẻ mẹ nên dồn hơi xuống bụng, chứng không nên dồn hơi lên mặt.
  • Sau mỗi lần rặn đẻ, mẹ cũng nên nghỉ khoảng 50 – 60 giây để lấy lại bình tĩnh và chuẩn bị cho các cơn gò tiếp theo. Rặn đẻ trong lúc có cơn gò tử cung thì mới hiệu quả và dễ dàng.
  • Sự kết hợp cộng hưởng từ lực của cơn gò tử cung với lực của sản phụ rặn đẻ, lực đẩy bụng của nữ hộ sinh khi đầu thai nhi đã thập thò ở âm hộ sẽ giúp em bé chào đời một cách tự nhiên mà không cần phải can thiệp tới bất cứ phương pháp nào khác.

cách rặn đẻ, cách rặn đẻ hiệu quả nhất, cách rặn đẻ không đau, cách rặn đẻ giúp mẹ sinh bé yêu trong tích tắc, cách rặn đẻ không mất sức

Khi rặn đẻ phải biết cách phối hợp với các động tác hít thở sau cho nhịp nhàng và hiệu quả

4. Một số lưu ý cho thai phụ khi rặn đẻ

  • Khi rặn đẻ, thai phụ phải biết điều hòa hơi thở sao cho đều đặn và giữ một tâm lý thoải mái để cuộc rặn đẻ diễn ra thuận lợi hơn. Nếu bạn cảm thấy quá sức hãy lên tiếng yêu cầu bác sĩ trợ giúp, họ sẽ hướng dẫn bạn cách hít thở, lấy hơi nhịp nhàng và hỗ trợ những điều cần thiết cho bạn.
  • Thai phụ lần đầu sinh thường sẽ được bác sĩ rạch tầng sinh môn để ống âm đạo rộng hơn giúp đầu bé dễ dàng chui ra ngoài mà không bị sang chấn. Đồng thời phòng tránh hiện tượng rách tầng sinh môn do tổn thương cơ vòng hậu môn.
  • Cuộc rặn đẻ của người sinh con lần đầu thường mất khoảng 30 – 40 phút và chia làm nhiều đợt. Người sinh con ở lần kế tiếp sẽ mất ít thời gian hơn, khoảng 20 – 30 phút.
  • Khi em bé được ra đời, y tá sẽ hút hết nhờn ở miệng và mũi, kích thích cho em bé khóc và thở đều, lau máu dính trên cơ thể rồi kẹp cắt rốn. Cuối cùng, em bé được nằm bên cạnh mẹ, da kề da ngay sau đó.
  • Kết thúc quá trình là giai đoạn sổ nhau, các bác sĩ sẽ chủ động đỡ nhau và khâu lại tầng sinh môn cho sản phụ.
  • Tâm lý lo lắng, hồi hộp của mẹ khi chuẩn bị “lâm bồn” là hết sức bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng căng thẳng quá, hãy giữ một tâm lý vững vàng, hít thở và rặn đẻ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể vượt cạn thành công.

Chúc các mẹ bầu sớm “mẹ tròn con vuông” nhé.

---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!