Cách Khắc Phục Chân Vòng Kiềng Cho Bé Vô Cùng Hiệu Quả
Chân vòng kiềng không những làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ngoại hình mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác về bệnh lý ở trẻ em. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến ba mẹ cách khắc phục chân vòng kiềng cho bé.
Khi thấy bé yêu có chân bị cong vòng kiềng khiến ba mẹ không khỏi lo lắng và mong muốn tìm được cách khắc phục tình trạng ấy, giúp bé có đôi chân thẳng hơn, vừa đảm bảo thẩm mỹ là vừa giúp thể chất bé phát triển tốt. Để làm được điều ấy, trước hết ba mẹ cần hiểu rõ về tình trạng chân vòng kiềng thì mới tìm được giải pháp phù hợp.
Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng hay còn được gọi là chân cong. Đó là tình trạng hay đầu gối ở cách xa nhau ngay cả khi 2 chân khép 2 mắt cá gần nhau.
Để kiểm tra xem bé nhà mình có bị chân vòng kiềng hay không, ba mẹ có thể thực hiện cách đơn giản sau:
- Đặt bé nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân sao cho 2 mắt cá chạm vào nhau
- Đo khoảng cách giữa 2 đầu gối (chỗ lồi cầu trong xương đùi)
- Nếu khoảng cách ấy nhỏ hơn 10cm thì chân bé vẫn phát triển bình thường.
- Nếu lớn hon 10cm thì ba mẹ cũng đừng vội lo lắng, hãy đưa bé đến khám ở bênh viện để được khám và tư vấn chính xác.
Chân vòng kiềng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do tư thế của thai nhi trong bụng mẹ và thường sẽ tự hồi phục khi trẻ lên 2 tuổi.
Chân vòng kiềng và cách khắc phục
Nếu bé trên 2 tuổi mà tình trạng chân vòng kiềng không cải thiện thì nên liên hệ thăm khám với bấc sĩ bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi nó là dấu hiệu của một số căn bệnh khác như còi xương, bệnh Blount... dẫn đến viêm khớp đầu gối, khớp hông.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng
Như đã nói ở trên thì chân vòng kiềng chia làm 2 loại. Bé bị chân vòng kiềng sinh lý và chân vòng kiềng bệnh lý.
Đối với trẻ bị chân vòng kiềng sinh lý thì sẽ tự điều chỉnh về trạng thái bình thường mà không cần dùng đến các phương pháp tác động hay điều trị.
Nguyên nhân khiến trẻ bị chân vòng kiềng bệnh lý:
Chân cong do di truyền
Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị chân cong, xương có kết cấu khác vời người bình thường hay do rối loạn tăng trưởng xương thì nguy cơ sẽ di truyền cho con, bé sinh ra cũng sẽ bị chân vòng kiềng
Do trẻ bị thừa cân, béo phì
Hệ xương của trẻ con rất non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên nếu phải nâng đỡ cơ thể quá nặng hay bé tập đi, tập đứng quá sớm cũng là nguy cơ gây ra dị tật chân vòng kiềng.
Trẻ bị còi xương, thiếu vitamin D
Khi cơ thể trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là bị thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như canxi và vitamin D - thành phần chính cấu tạo nên hệ xương của trẻ, dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, chân vòng kiềng.
>>> Xem thêm: Bệnh còi xương ở trẻ em - Dấu hiệu còi xương ở trẻ em
Cách khắc phục chân vòng kiềng cho bé
Cách khắc phục chân vòng kiềng cho bé
Trước hết cần nắm rõ kiến thức về tình trạng chân vòng kiềng của trẻ
Ba mẹ cần hiểu rõ các kiến thức về tình trạng chân cong thì mới có thể tìm cách khắc phục phù hợp. Ba mẹ cần biết và hiểu rõ về quá trình tăng trưởng phát triển của trẻ sơ sinh, biết các cột mốc thay đổi quan trọng giúp phát hiện sớm tình trạng, tăng khả năng điều trị hiệu quả, giảm biến chứng.
Thông thường, tình trạng chân vòng kiềng sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, ba mẹ cần nhận biết các dấu hiệu sau để đưa trẻ đi khám chữa kịp thời:
- Bé có dấu hiệu đi khập kiễng
- Bé tỏ ra khó chịu đau đớn ở chân
- Bé chỉ bị cong 1 chân
- Chân của bé ngày càng cong hơn
- Bé bị chân vòng kiềng sau khi lên 5-7 tuổi.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhất là bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, protein, canxi, vitamin D... trong các loại thực phẩm như sữa, bột dinh dưỡng, pho mát, bánh quy, ngũ cốc, sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hạn chế các vấn đề về xương như còi xương, chân vòng kiềng.
Kiểm soát cân nặng
Đối với trẻ em thừa cân, béo phì khiến bộ xương của trẻ bị quá tải, gây áp lực lên hệ xương và các khớp dẫn đến biến dạng các chi dưới, gây dị tật chân vòng kiềng. Nguy hiểm hơn là trẻ sẽ mắc bệnh Blount - rối loạn phát triển của xương ống chân, tình trạng này chân thấp hơn quay vào trong, giống như hình dạng một vòng cung.
Để khắc phục tình trạng này, ba mẹ nên kiểm soát cân nặng của bé ở mức bình thường bằng cách khuyến khích và xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ ăn vặt, thức ăn nhanh. Đồng thời có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
Bài tập khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ
Dưới đây là gợi ý một số bài tập giúp tăng cường sự dẻo dai cho đôi chân, kiểm soát tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ.
Bài tập 1: Đạp xe nằm
- Đặt bé nằm ngửa trên chăn mỏng hoặc thảm
- Nắm lấy phần đầu gối của trẻ và di chuyển về hướng bụng.
- Đưa chân trái của bé lên, chân phải kéo thẳng giống như đang đạp xe
- Tập động tác đổi chân liên tục khoảng 1 phút sau đó nghỉ 1 phút và tiếp tục. Thực hiện 3-4 lần.
Bài tập 2
- Đặt bé nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng và giữ bé nằm ở tư thế này một khoảng thời gian. Nếu bé thấy khó chịu không chịu nằm im thì mẹ có thể dùng đồ chơi thu hút bé.
- Lúc mẹ đặt bé nằm ngửa, đặt đồ chơi xung quanh cho con tập đá. Mẹ nên chọn những món đồ chơi sẽ phát ra âm thanh khi bé chạm vào sẽ giúp bé cảm thấy thích thú hơn.
Bài tập 3
- Đặt bé nằm sấp
- Gập chân lại từ từ để gót chân chạm tới mông
- Lặp lại động tác này từ 3 – 5 lần.
Bài tập 4: Co duỗi chân
Động tác này còn có thể giúp bé giảm thiểu chứng táo bón và phát triển xương chậu. Cách thực hiện như sau:
- Để trẻ tư thế nằm ngửa.
- Mẹ lấy hai tay nắm lấy hai bắp chân của trẻ.
- Đẩy ngược hai chân về phía bụng, ấn nhẹ sau đó đồng thời kéo cả hai chân bé duỗi dài ra.
- Thực hiện liên tục 15-20 lần.
Hy vọng bài viết này cung cấp đến ba mẹ những kiến thức cần thiết để hiểu rõ hơn về hiện tượng chân bị vòng kiềng. Cũng như gợi ý giúp ba mẹ các biện pháp giúp bé khắc phục tình trạng này. Ba mẹ đừng quên truy cập Mekhoeconthongminh.com mỗi ngày để liên tục cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích hỗ trợ ba mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội