Cách Hâm Sữa Mẹ Không Mất Chất Lại An Toàn, Sạch Sẽ
Cách hâm sữa mẹ trước khi cho bé bú là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hâm sữa mẹ sao cho vừa sạch sẽ lại không bị mất chất.
Như các bạn đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp trẻ phát triển tối đa cả thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, sau 6 tháng nghỉ sinh, mẹ phải đi làm, không đủ điều kiện để cho bé bú trực tiếp thì cách tốt nhất là vắt sữa, trữ đông trong tủ lạnh, khi nào đến giờ ăn thì hâm lại sữa cho bé bú. Dưới đây là những kinh nghiệm hay về cách hâm sữa mẹ, bạn nên tham khảo.
1. Cách bảo quản sữa mẹ khi được vắt ra
Trường hợp mẹ phải đi làm, không cho bé bú theo từng cữ được mà cơ quan có tủ lạnh thì nên vắt sữa ra, cắt trữ trong tủ lạnh để mang về cho con bú dần.
Đặc biệt, trong những tháng đầu sau sinh, nếu mẹ nào nhiều sữa, bé bú không hết thì nên vắt sữa trữ đông, dành cho đến khi nào đi làm thì dùng. Như thế, mẹ sẽ tận dụng được nguồn sữa “quý giá” ngay từ đầu mà lại không bị cương tắc tia sữa.
Sữa khi vắt ra phải được bảo quản trong tủ lạnh ngay. Thời gian tối đa trong ngăn mát tủ lạnh là 72 giờ, 1 tháng trong ngăn đá và 3 tháng trong tủ đông.
Khi vắt sữa, mẹ cho vào bình nhựa, bình thủy tinh (đã được vô khuẩn) rồi xếp thành hàng cất trữ trong tủ đông. Bình nào mới thì cho vào bên trong, bên nào cũ cho ra bên ngoài. Ghi chú thời gian vắt sữa, ngày giờ để bình nào cũ dùng trước, bình nào mới dùng sau.
Khi muốn rã đông sữa một cách tự nhiên, mẹ nên cho sữa xuống ngăn mát từ tối hôm trước đó. Sau khi sữa tan hết thì chỉ việc lấy ra hâm nóng.
Cách hâm sữa mẹ bằng cốc nước nóng
2. Cách hâm sữa mẹ không mất chất
Ngâm sữa vào nước nóng
Ngâm sữa vào nước nóng là cách mà chị em hay dùng nhất vừa đơn giản lại gọn nhẹ. Sữa mẹ sau khi rã đông, tan hết thành tinh thể nước đá, bạn cho bình sữa vào tô nước nóng. Mẹ lưu ý không cần phải sử dụng nước nóng quá khiến trẻ bị bỏng khi sử dụng.
Trung bình nước phải đạt 70 – 80 độ C bởi nếu lạnh quá cũng không đủ làm ấm sữa. Trong quá trình hâm sữa tuyệt đối không được nước rò rỉ vào bên trong. Thực hiện ngâm sữa trong vài phút là mẹ có thể lấy cho bé dùng. Trước khi bé dùng, mẹ lắc đều bình sữa và cho vài giọt sữa vào lòng bàn tay để kiểm tra xem nhiệt độ đủ ấm chưa.
Cách hâm sữa mẹ bằng máy
Đây chính là cách hâm sữa mẹ nhanh nhất. Mẹ chỉ cần đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu rồi cắm điện, vặn nút điều khiển đến độ nóng cần thiết. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm, mẹ có thể để trong máy hàng giờ mà không sao.
Ngày nay, thay vì sử dụng cách hâm sữa bằng nước nóng, các mẹ thường lựa chọn máy hâm sữa. Máy hâm sữa vừa an toàn, hiệu quả lại giữ nguyên chất dinh dưỡng và độ thơm ngon có trong sữa mẹ. Đồng thời rất phù hợp với những bà mẹ bận rộn, ngoài việc chăm sóc con lại phải làm tốt công việc ngoài xã hội. Máy hâm sữa chính là người bạn đồng hành, giúp chị em tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc chăm con.
Các bạn có thể tham khảo máy hâm sữa & tiệt trùng 2 bình cổ rộng Fatzbaby FB3012SL của Mẹ Khỏe Con Thông Minh. Máy hâm sữa này vừa sang trọng, hiện đại mà giá thành lại vô cùng phải chăng.
Máy hâm sữa & tiệt trùng 2 bình cổ rộng Fatzbaby FB3012SL
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy hâm sữa
- Đảm bảo đổ đúng lượng nước vừa đủ vào trong khoang máy hâm sữa trước khi cắm máy để tránh làm hỏng máy.
- Chỉ hâm sữa trong bình nhựa, bình thủy tinh, tuyệt đối không sử dụng bình silicon và túi trữ sữa để hâm sữa cho bé. Vì ở nhiệt độ cao, bình silicon và túi trữ sữa dễ bị biến đổi chất, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa bên trong.
- Tuyệt đối không đặt tay lên máy khi máy đang hoạt động bởi hơi nước của máy phả ra có thể làm bạn bị bỏng tay.
- Sau khi hâm sữa xong, mẹ nên rút phích cắm ra để tránh xảy ra tai nạn không mong muốn.
- Sử dụng xong, vệ sinh máy hâm sữa sạch sẽ và để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.
Sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu?
Ngoài các kỹ thuật về hâm sữa, các bà các mẹ cũng cần phải nắm rõ sữa mẹ sau khi hâm nóng để được bao lâu. Bởi để quá lâu sữa sẽ biến chất, làm ảnh hưởng đến sực khỏe của trẻ.
Sữa mẹ khi vắt ra có thể để được 4 tiếng ở nhiệt độ thường. Còn khi đã hâm nóng thì chỉ nên để tối đa trong vòng 1 giờ và chỉ hâm nóng 1 lần duy nhất.
Nếu trẻ bú thừa thì bỏ đi, tuyệt đối không được bỏ lại trong tủ lạnh hoặc trữ đông tiếp. Việc làm này không phải là lãng phí mà đó chính là cách bảo vệ sức khỏe của con bạn. Trẻ bú phải sữa quá hạn sử dụng sẽ dễ bị tiêu chảy.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cách hâm sữa mẹ cho bé sử dụng. Cách hâm sữa công thức cũng tương tự như hâm sữa mẹ, bạn có thể áp dụng để trẻ được bú sữa ngon nhất, chuẩn nhất.
Chúc các bạn nuôi con dễ dàng, thành công!
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội