Mách Mẹ 6 Cách Chữa Rỗng Tia Sữa An Toàn, Sạch Sẽ Sau Sinh

Mách Mẹ 6 Cách Chữa Rỗng Tia Sữa An Toàn, Sạch Sẽ Sau Sinh

Bên cạnh niềm vui, niềm hạnh phúc thì việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng khiến các mẹ gặp không ít khó khăn như rỗng tia sữa, sữa chảy ra ngoài. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng rỗng tia sữa.

Nếu các bạn đang cảm thấy khó chịu, e ngại với việc sữa chảy ra ngoài thì hãy cùng tham khảo 6 cách chữa rỗng tia sữa dưới đây nhé, đảm bảo bạn sẽ vô cùng tự tin khi đi ra ngoài.

1. Như thế nào gọi là rỗng tia sữa?

Rỗng tia sữa (hay còn gọi là trống tia sữa, rò rỉ sữa sau sinh) là hiện tượng rất bình thường trong những tuần đầu sau khi sinh. Bởi khi cho con bú, cơ thể mẹ sẽ giải phóng hai loại hormone: prolactin và oxytocin. Prolactin kích thích ngực mẹ tiếp tục sản xuất sữa và oxytocin thông báo cho ngực mẹ phải giải phóng sữa ra ngoài. Sự giải phóng sữa đột ngột này được gọi là “xuống sữa”, rỗng tia sữa khi ngực mẹ quá đầy, sữa bắt đầu rò rỉ và chảy ra ngoài.

cách chưa bị rỗng tia sữa, rỗng tia sữa phải làm sao, cách trị rỗng tia sữa, tia sữa rỗng, rỗng tia sữa, cách chữa rỗng tia sữa, trống tia sữa phai lam sao, tia sữa trống là sao, chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa, làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy, cách chữa căng sữa sau sinh, cách chữa tắc tia sữa tại nhà, cách thông tia sữa sau sinh, kinh nghiệm chữa tắc tia sữa, tắc tuyến sữa phải làm thế nào, bị căng sữa phải làm sao, chữa thông tắc tia sữa, cách thông sữa sau sinh, cách chữa tắc sữa, khi bị tắc tia sữa thì làm thế nào, làm thế nào để thông tắc tia sữa, cách làm thông tắc tia sữa, cách chữa bị rỗng tia sữa

Rỗng tia sữa là hiện tượng sữa đột ngột rò rỉ ra bên ngoài

2. Có phải tất cả mẹ cho con bú đều bị rỗng tia sữa không?

Mặc dù hiện tượng rỗng tia sữa sau sinh là phổ biến nhưng không phải tất cả các mẹ đều gặp hiện tượng này. Chảy sữa sau sinh thường xuyên xảy ra hơn trong những tuần đầu khi con chưa bú mẹ ổn định. Khi con hình thành được thói quen bú mẹ, khoảng 2 – 3 tháng tuổi, ngực của mẹ sẽ hiểu được nhu cầu cần phải sản xuất bao nhiêu sữa và khi nào cần phải sản xuất sữa thì hiện tượng rò rỉ sữa ra ngoài sẽ ít hơn hoặc có thể dừng lại hoàn toàn.

Bên cạnh đó, nội tiết tố trong cơ thể mẹ cũng có thể đáp ứng lại với âm thanh và mùi của em bé. Khi em bé khóc hoặc mẹ nghĩ về việc cho em bé bú thì chúng sẽ kích hoạt hiện tượng “xuống sữa”. Việc rò rỉ sữa sau sinh này là bình thường nên mẹ không phải đáng lo ngại gì.

3. Cách chữa rỗng tia sữa

Các mẹ cho con bú sẽ hay gặp phải tình trạng rò rỉ sữa tại một số thời điểm. Mặc dù, điều này sẽ làm mẹ cảm thấy khó chịu, thậm chí là khá xấu hổ nhưng nó chỉ là tạm thời và cuối cùng sẽ bớt đi. Hiện tượng chảy sữa sau sinh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào từng cơ thể của mẹ. Dưới đây là những cách hữu ích giúp mẹ giảm bớt những khó chịu khi bị rỗng tia sữa.

Lấy ra toàn bộ sữa dư trong ngực

Dùng máy hút sữa để hút ra tất cả lượng sữa dư thừa trong ngực sẽ phòng ngừa được hiện tượng rò rì sữa. Khi bạn bắt đầu cảm thấy ngứa ran vùng ngực, hãy cố gắng cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu em bé chưa muốn bú hoặc bạn đang không ở gần con thì hãy hút hết sữa thừa ra. Có thể sử dụng máy hút sữa bằng tay hoặc máy hút sữa điện đôi để giúp hút sữa nhanh và nhiều hơn.

cách chưa bị rỗng tia sữa, rỗng tia sữa phải làm sao, cách trị rỗng tia sữa, tia sữa rỗng, rỗng tia sữa, cách chữa rỗng tia sữa, trống tia sữa phai lam sao, tia sữa trống là sao, chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa, làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy, cách chữa căng sữa sau sinh, cách chữa tắc tia sữa tại nhà, cách thông tia sữa sau sinh, kinh nghiệm chữa tắc tia sữa, tắc tuyến sữa phải làm thế nào, bị căng sữa phải làm sao, chữa thông tắc tia sữa, cách thông sữa sau sinh, cách chữa tắc sữa, khi bị tắc tia sữa thì làm thế nào, làm thế nào để thông tắc tia sữa, cách làm thông tắc tia sữa, cách chữa bị rỗng tia sữa

Hút hết toàn bộ sữa dư ra bên ngoài chính là giải pháp tốt nhất chữa tình trạng rỗng tia sữa

Đè mạnh lên ngực

Trước khi ngực bắt đầu rò ri sữa, mẹ thường có cảm giác đầy và căng cứng, cảm giác này có thể là dấu hiệu của hiện tượng “xuống sữa”. Nếu bạn cảm thấy ngứa ran hay châm chích, hãy bắt đầu tạo áp lực mạnh lên ngực bằng cách tự ôm mình trong khoảng 15 – 30 giây. Nếu ngực quá nhạy cảm thì hãy sử dụng lòng bàn tay để tạo áp lực nhẹ hơn.

Tuy nhiên, phải hạn chế cách này trong những tuần đầu sau sinh vì cơ thể mẹ vẫn đang trong quá trình ổn định nguồn cung sữa. Những phương pháp để ngăn rò rỉ sữa sau sinh, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên này có thể làm giảm hoặc xáo trộn nguồn sữa mẹ.

Sử dụng miếng lót thấm sữa

Miếng lót thấm sữa là một trong những món đồ không thể thiếu cho mẹ sau sinh. Miếng lót thấm sữa có công dụng hút sạch lượng sữa bị rò rỉ ra bên ngoài nên tránh làm những vết ướt hiện lên trên áo. Từ đó giúp bạn cảm thấy tự tin hơn mỗi khi ra ngoài.

cách chưa bị rỗng tia sữa, rỗng tia sữa phải làm sao, cách trị rỗng tia sữa, tia sữa rỗng, rỗng tia sữa, cách chữa rỗng tia sữa, trống tia sữa phai lam sao, tia sữa trống là sao, chữa tắc tia sữa bằng máy hút sữa, làm thế nào để sữa mẹ không bị chảy, cách chữa căng sữa sau sinh, cách chữa tắc tia sữa tại nhà, cách thông tia sữa sau sinh, kinh nghiệm chữa tắc tia sữa, tắc tuyến sữa phải làm thế nào, bị căng sữa phải làm sao, chữa thông tắc tia sữa, cách thông sữa sau sinh, cách chữa tắc sữa, khi bị tắc tia sữa thì làm thế nào, làm thế nào để thông tắc tia sữa, cách làm thông tắc tia sữa, cách chữa bị rỗng tia sữa

Miếng lót thấm sữa là vật dụng không thể thiếu cho mẹ khi bị rò rỉ sữa ra bên ngoài

Mặc áo tối màu hoặc áo có in hình

Khi đi ra ngoài, mẹ có thể mặc một chiếc áo tối màu hoặc áo có in hình để che đi vết ướt do sữa thấm trên áo. Tốt nhất, bạn nên chọn áo có hoa văn, caro và màu tối, nó sẽ làm che đi các vết ướt do rò rỉ sữa bất ngờ.

Đồng thời, mẹ cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng để che lên phần ngực nếu mẹ có cảm giác sữa bắt đầu rò rỉ và làm ướt áo.

Mặc áo ngực rộng

Trong thời gian cho con bú, ngực của bạn sẽ nặng hơn bình thường rất nhiều nên các bạn cần lựa chọn những chiếc áo ngực rộng, không có gọng để ngực trở nên thoải mái hơn.

Hơn nữa, việc mặc áo ngực có gọng thép ở dưới đôi khi làm tắc nghẽn tia sữa. Vì thế, bạn hãy chọn cho mình những chiếc áo ngực rộng, thoải mái, làm từ chất liệu mềm và không có gọn thép. Đồng thời không nên mặc áo ngực thường xuyên, hãy cởi bỏ áo ngực mỗi khi đi ngủ.

Giữ giường ngủ luôn khô ráo sạch sẽ

Ban đêm trẻ thường bú ít hơn nên mẹ rất hay bị rò rỉ sữa vào ban đêm. Nếu bạn đang gặp phải trường hợp này thì hãy đặt một chiếc khăn tắm hoặc khăn cho con bú lên tấm ga trải giường. Nó sẽ giúp bảo vệ đệm, ga trải giường và gối khô ráo. Hoặc có thể mặt một tấm lót thấm sữa và để vài cái bên cạnh giường để tránh rò rỉ sữa ra bên ngoài.

Trên đây là một số cách chữa rỗng tia sữa. Bạn hãy tham khảo để làm giảm đi cảm giác lo lắng, khó chịu khi bị chảy sữa, rò rỉ sữa ra bên ngoài nhé.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!