Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Hiệu Quả Nhanh Nhất, Tốt Nhất

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Trẻ Hiệu Quả Nhanh Nhất, Tốt Nhất

Mẹ áp dụng ngay những cách dưới đây giúp chữa khỏi nhiệt miệng cho bé nhanh chóng, hiệu quả.

Nhiệt miệng không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù nhiệt miệng không phải là triệu chứng bệnh nguy hiểm nhưng nó lại là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu, quấy khóc nhất là khi ăn uống. Vậy làm thế nào để giúp bé thoát khỏi tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây chia sẻ đến ba mẹ những cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ mà ba mẹ nên biết.       

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng ở trẻ em là một dạng viêm loét niêm mạc miệng, xuất hiện những đốm trắng hay vàng nhạt ở giữa và bị viêm đỏ xung quanh. Nhiệt miệng thường xuất hiện bên trong khoang miệng, bên trong má, lưỡi, môi hay ở nướu... Các đốm nhiệt miệng mặc dù không có khả năng lây lan nhưng chúng thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Vết loét miệng ấy sẽ to dần gây khó khăn khi ăn uống, nói chuyện nếu không được điều trị kịp thời.

cách chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho bé, chữa nhiệt miệng cho bé, chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh nhất, mẹo chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ 1 tuổi, thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ mà ba mẹ nên biết.       

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ bị nhiệt miệng.

Theo Đông Y thì nguyên nhân là do hỏa độc: nhiệt độ từ các tác nhân bên ngoài tác động vào, khiến cho niêm mạc miệng bị lở loét, đau nóng rát, khô miệng, hôi miệng kết hợp với tuyến nước bọt gây ra viêm loét.

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ em bao gồm: 

  • Do trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo, đồ cay, nóng khiến trẻ bị nóng trong người dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng.
  • Do trẻ bị sâu răng hoăc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy… 
  • Do căng thẳng, mệt mỏi, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… khiến sức khỏe hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh nhiệt miệng cho trẻ.
  • Trẻ lỡ cắn vào má, lưỡi hay bị các vật cứng làm tổn thương niêm mạc miệng dẫn đến bị nhiễm một số loại virus như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B, C sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng.
  • Trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến gan bị suy yếu, dẫn đến không thể lọc hết độc tố có hại ra ngoài. Khiến cho độc tố tích tụ lại ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng.
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Dấu hiệu nhiệt miệng ở bé

Khi thấy trong miệng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện những đốm tròn nhỏ màu trắng ban đầu nhỏ chỉ từ 1-2 mm sau tăng dần lên 7-8mm. Khi ăn uống nhất là những thức ăn có vị đặc trưng như đồ cay, nóng, vị mặn sẽ gây cảm giác đau, xót ở vết loét, thậm chí nếu bị nặng, bé sẽ chẳng thể ăn được gì.

cách chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho bé, chữa nhiệt miệng cho bé, chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh nhất, mẹo chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ 1 tuổi, thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ

Nhiệt miệng gây đau nhức, khó chịu ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, trẻ bị nhiệt miệng còn có những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn, bỏ ăn
  • Chảy dãi nhiều, nhắn nhó
  • Trẻ bị sốt đột ngột
  • Nướu có thể bị sưng, chảy máu

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ

Hầu hết nhiệt miệng ở trẻ thường lành tính và có thể tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây cho bé cảm giác không hề dễ chịu chút nào. Tùy thuộc vào từng độ tuổi của bé, mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây để chữa nhiệt miệng cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng 

  • Ba mẹ nên nhắc nhở trẻ súc miệng bằng nước ấm hay nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ ngày cho đến khi lành hẳn nhằm giúp miệng sạch khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục gây hại.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nạp đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày để giảm thiểu triệu chứng do mất nước, khiến vết lở miệng ngày càng nghiêm trọng. Nếu con nói rằng bị đau và không muốn uống nước khi ba mẹ nên động viên bé rằng nếu bé thường xuyên uống nước thì sẽ mau khỏi hơn đó.
  • Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn thức ăn dạng lỏng, xay nhuyễn, dễ nuốt bởi những loại thức ăn khô, cứng sẽ khiến bé khó khăn trong việc nhai, chạm vào vết lở khiến bé đau đớn, khó chịu. Về hương vị thì bé cũng tránh ăn nhưng loại thức ăn cay, nóng, vị mặn - nguyên nhân làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Một số loại thuốc và gel trị lở miệng ở các tiệm thuốc tây khá an toàn, hiệu quả cho trẻ em. Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý theo dõi, nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
  • Nếu bé bị nhiều vết lở cùng lúc hay be scamr thấy vô cùng khó chịu thì có thể cho bé sử dụng các loại thuốc thanh nhiệt, giải độc có tác dụng chống viêm, tiêu sưng theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

Phương pháp từ tự nhiên chữa nhiệt miệng miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số cách chữa nhiệt miệng cho bé từ những nguyên liệu tự nhiên cực hiệu quả:

Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn cao, làm lành vết thương nhanh chóng nên sẽ có tác dụng rất tốt trong chữa trị nhiệt miệng cho trẻ (trẻ trên 1 tuổi)

cách chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho bé, chữa nhiệt miệng cho bé, chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh nhất, mẹo chữa nhiệt miệng cho trẻ, cách chữa nhiệt miệng cho trẻ 1 tuổi, thuốc chữa nhiệt miệng cho trẻ nhỏ

Mật ong có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả

Cách thực hiện rất đơn giản: Chấm một chút mật ong lên vết loét trong miệng của trẻ. 

Một cách khác là mẹ có thể trộn mật ong với nghệ hay bột nghệ rồi đắp lên vết lở miệng. Nghệ cũng có tính chống viêm, sát trùng rất tốt, cải thiện, làm lành vết thương.

Dừa: Dầu dừa, nước sữa trong dừa

Đây là nguyên liệu có thể dùng để chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, làm dịu dần các vết loét.

Cách thực hiện:

Trẻ sơ sinh: đắp 1 chút dầu dừa lên vết loét miệng

Trẻ lớn hơn: cho trẻ súc miệng với nước dừa.

Củ cải, rau ngót, rau má

Có nhiều cách để chế biến những loại rau củ trên thành món ăn để giải nhiệt, giúp chữa khỏi nhiệt miệng nhanh chóng: ép củ cải thành nước uống hoặc đem nấu canh ăn.

Húng quế

Đây là một trong những cách hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả. Bởi trong lá húng quế chứa nhiều dược chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt.

Cách thực hiện: Cho trẻ nhai 4-5 lá húng quế cùng với nước ấm và ngậm trong miệng 1 lúc, thực hiện như vậy 2 lần/ ngày.

Cam thảo

Với đặc trưng của cam thảo là có tính mát, vị ngọt nên cam thảo là một trong những loại thảo dược có tác dụng điều trị nhiệt miệng rất tốt. Cam thảo có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau ở vết loét miệng, giúp nhanh chóng phục hồi.

Cách thực hiện:

  • Cách 1:hòa 1 muỗng cafe cam thảo vào 50-100ml nước cho bé súc miệng vài lần/ ngày
  • Cách 2: trộn bột rễ cam thảo với 1 chút bột nghệ hoặc mật ong rồi bôi lên vị trí bị loét miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm và cũng dễ chữa lành. Trên đây là những chia sẻ đến ba mẹ về kiến thức cần biết cũng như cách chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả nhất. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Chúc ba mẹ thành công. Đừng quên truy cập Mekhoeconthongminh.com mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích chăm sóc sức khỏe và nuôi dạy bé yêu mỗi ngày ba mẹ nhé!

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!