Cách Chữa Nghẹt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Mà Không Cần Dùng Thuốc
Thời điểm giao mùa, trẻ sơ sinh rất dễ bị ho, nghẹt mũi, sổ mũi nên ba mẹ cần phải nắm vững các cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây để bé luôn được khỏe mạnh.
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian dưới đây tuy “chậm” mà “chắc” lại không gây ra tác dụng phụ như sử dụng thuốc Tây nên mẹ hãy áp dụng cho bé nhé.
1. Nghẹt mũi là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng các mạch máu bên trong mũi bị viêm và các mô mũi sưng lên, xuất hiện một lượng chất nhầy lớn, ngăn cản sự lưu thông không khí khiến người bệnh không thể thở được như bình thường.
Tình trạng nghẹt mũi rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy chúng không quá nghiêm trọng nhưng chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm xoang mũi cấp tính, khó điều trị về sau.
Ngoài ra, khi bị nghẹt mũi, trẻ còn gặp phải một số triệu chứng khác như: đau họng, ù tai, đau đầu, sổ mũi, nước mũi chảy thường xuyên, nghẹt mũi.
Nghẹt mũi là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh khi thời tiết thay đổi
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là:
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, gây nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn khi trời gần sáng, lúc nhiệt độ không khí giảm xuống.
- Môi trường sống thay đổi: Khi mới đi học hoặc tiếp xúc với môi trường lạ, nhiều trẻ sẽ gặp phải các vấn đề về hô hấp như: tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.
- Nhiễm virus: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có thể là do trẻ bị nhiễm virus, nhất là virus cảm cúm. Bên cạnh nghẹt mũi, virus cảm cúm còn khiến trẻ bị ho, đau họng.
- Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị viêm mũi dị ứng ngoài nghẹt mũi còn bị hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng thường gây nghẹt mũi ở cả 2 bên. Nếu bên trong có dịch mũi thì đa phần là dịch lỏng, màu trắng nhạt.
- Dị vật trong mũi: Nếu chẳng may bị kẹt vật lạ trong mũi, trẻ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu mũi, gây đau đớn, khó chịu.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Khả năng ngôn ngữ và biểu lộ cảm xúc của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên mẹ khó khăn hơn trong việc nhận biết trẻ có bị nghẹt mũi không. Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể dựa vào nhận những dấu hiệu sau:
- Trẻ khó thở, thở khò khè.
- Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Nghẹt mũi kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
- Trẻ cảm thấy dễ thở hơn khi được bế đứng,…
Nghẹt mũi khiến trẻ khó thở, thở khò khè, ngủ không sâu giấc
3. Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà
Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị nghẹt mũi, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho bé nếu chưa có dấu hiệu trở nặng. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng các mẹo dân gian sau.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ bằng dầu tràm
Việc thoa dầu tràm vào lòng bàn chân mang lại hiệu quả bất ngờ cho trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi.
Khi xoa và day nhẹ tinh dầu tràm vào huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân cho bé, khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Đồng thời, mẹ cũng nên thoa thêm một ít tinh dầu tràm lên vùng ngực và lưng cho bé để phát huy hiệu quả nhanh hơn.
Mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà cho bé bằng tỏi
Tỏi có công dụng trị nghẹt mũi cho bé rất tốt. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghẹt mũi, bạn chuẩn bị một vài tép tỏi, đem bóc vỏ, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Trộn nước cốt tỏi với dầu vừng theo tỉ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý cho bé, mẹ dùng bông gòn thấm hỗn hợp tỏi và dầu vừng rồi nhét vào cửa mũi của bé trong khoảng 15 phút.
Khi áp dụng phương pháp này, mẹ phải theo dõi bé để tránh tình trạng bông gòn siết chặt quá gây khó thở cho bé.
Tỏi có công dụng rất tốt trong việc chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là một trong những liệu pháp an toàn nhất để vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Cách vệ sinh mũi cho trẻ như sau:
- Để trẻ nằm ngửa và nếu có thể hơi nghiêng đầu ra sau (không ép buộc trẻ).
- Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi lỗ mũi của trẻ.
- Sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ để hút hết dịch mũi bên trong khoang mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn.
Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng xông hơi
Tương tự như cách làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi cũng là cách chữa nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Xông hơi làm mũi thông thoáng hơn, giảm ho, giảm tức ngực, mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ. Hơn nữa, khi mũi bé tiếp xúc với hơi nước, chúng cũng làm loãng dịch nhầy nhanh hơn.
Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp xông hơi được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn phòng tắm là nơi để xông hơi cho bé.
- Bước 2: Đóng kín cửa và xả nước nóng vào trong bồn. Mục đích là để hơi nước nóng bốc lên, lan tỏa như sương mù trong không gian nhà tắm.
- Bước 3: Giữ trẻ trong làn hơi sương ấm áp từ 10 – 15 phút.
- Bước 4: Khi tình trạng nghẹt mũi của trẻ có dấu hiệu giảm bớt, mẹ có thể dùng tay vỗ nhẹ lưng của bé để kích thích hô hấp cho con.
Các cách chữa nghẹt mũi khác cho trẻ sơ sinh
Bên cạnh các cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trên, mẹ có thể áp dụng thêm các các sau:
- Đặt gối kê cao đầu cho trẻ khi ngủ: Đặt gối kê cao đầu khi ngủ sẽ làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang.
- Khuyến khích cho trẻ uống nước nhiều hơn: Uống nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và làm loãng chất nhầy nên mẹ hãy khuyến khích cho trẻ uống nhiều nước hơn. Trường hợp trẻ không muốn uống nước nhiều trong cùng một lúc, mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày dài.
- Giữ ấm cho bé: Luôn luôn giữ ấm cho bé, nhất là khi trời chuyển từ nóng sang lạnh hoặc về đêm khi nhiệt độ giảm xuống đột ngột.
- Chườm nóng: Chườm nóng bằng khăn ấm giúp làm giảm tình trạng nghẽn xoang cũng như cảm giác nặng ở mũi và mặt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng khăn ẩm để không làm bỏng da bé.
- Dạy bé hỉ mũi: Nếu bé lớn hơn một chút, mẹ nên dạy bé cách hỉ mũi. Thời gian đầu, mẹ nên làm mẫu để bé bắt chước, khi nào bé đã thuần thục hơn thì thôi.
Khi trẻ bị nghẹt mũi, ba mẹ nên kê gối cao đầu để trẻ dễ ngủ hơn
4. Một số lưu ý khi chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, mẹ cũng nên tránh những điều sau để bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
- Không dùng miệng để hút mũi cho trẻ để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ.
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.
- Không dùng mẹo dân gian khi chưa có kiểm chứng khoa học.
- Không để trẻ bị nóng do quấn nhiều tã, khiến bé khó thở.
- Không kiêng tắm. Khi trẻ bị nghẹt mũi lại cần phải chú trọng đến vấn đề vệ sinh hơn. Nếu kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Vì thế, các chuyên gia khuyên mẹ nên tắm nhanh bằng nước ấm cho bé và chọn nơi kín gió để tắm.
Trên đây là một số cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà mà không cần dùng đến thuốc. Ba mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh nhé.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội