Cách Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Tại Nhà, Tránh Nhiễm Trùng

Cách Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Tại Nhà, Tránh Nhiễm Trùng

Không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh đúng cách để bảo vệ cho cuống rốn của trẻ khỏi nhiễm trùng, sớm khô và rụng rốn một cách an toàn. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng cách tại nhà mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ bị các loại vi khuẩn gây hại xâm nhập, nhất là nguy cơ bị nhiễm trùng nếu không được ba mẹ chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách. Nhiễm trùng rốn gây ra rất nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng huyết, tăng tỷ lệ tử vong sau sinh... Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh khoảng bao lâu thì rụng rốn?

Thông thường rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng rốn trong khoảng thời gian từ 8 – 10 ngày sau khi sinh và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên, một số trẻ có thể rụng rốn sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào cơ thể trẻ và cách mẹ chăm sóc.

Vẫn có trường hợp trẻ rụng rốn sau 2 tuần sau sinh, trường hợp này vẫn được coi là bình thường nếu rốn của trẻ khô, sạch và không có biểu hiện nhiễm trùng.

Đối với trường hợp bé lâu rụng rốn, bị nhiễm trùng rốn, trẻ sinh non, băng kín rốn, nuôi ăn tĩnh mạch, chiếu đèn. Khi rốn của bé chưa rụng, mẹ cần vệ sinh rốn hàng ngày và thay băng rốn thường xuyên, tuyệt đối không bôi bất cứ thứ gì lên rốn nếu chưa có chỉ định của bác sĩ hay để rốn dính nước. Vì điều đó sẽ khiến rốn lâu rụng và càng tăng nguy cơ nhiễm trùng.

cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh, cách chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh, hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh sau bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh bao nhiêu lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh khoảng bao lâu thì rụng rốn, em bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, rốn của trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, dây rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì lành, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì khô

Rốn của trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng?

Tại sao cần cần biết cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh?

Việc chăm sóc rốn cho bé như thế nào để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bé là vô cùng quan trọng. Bởi vì rốn ban đầu vốn là con đường vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ bánh nhau của mẹ đến cho thai nhi. Dây rốn cũng được nối thẳng với gan của bé.

cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh, cách chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh, hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh sau bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh bao nhiêu lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh khoảng bao lâu thì rụng rốn, em bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, rốn của trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, dây rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì lành, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì khô

Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách thế nào?

Sau khi sinh, dây rốn của em bé được cắt ra và chưa rụng ngay nên lại tiềm ẩn nguy cơ bị các loại vi khuẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ. Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng rốn nếu không được chăm sóc đúng cách, gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng rốn sẽ lan rất nhanh tới gan, tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, thậm chí có nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh rất cao lên tới 40-80%.
  • Nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nguy cơ uốn ván rốn - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng rốn làm chậm quá trình rụng rốn.

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng chuẩn

Cách chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh khi vừa mới sinh

Vệ sinh vùng rốn của bé đúng cách như thế nào?

Ngay sau khi bé yêu chào đời, các bác sĩ sẽ kẹp dây rốn lại để giữ dây rốn của bé được sạch sẽ. Nếu không may kẹp rốn bị hở hay rơi ra, ba mẹ cần chú ý vệ sinh vùng rốn cho trẻ ít nhất 1 lần/ngày.

Để vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, cần chuẩn bị: que bông tiệt trùng, vô trùng vô khuẩn cùng với gạc vô trùng, băng rốn, dung dịch vệ sinh rốn cồn 70 độ hoặc dung dịch eosin 1%.

cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh, cách chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh, hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh sau bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh bao nhiêu lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh khoảng bao lâu thì rụng rốn, em bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, rốn của trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, dây rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì lành, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì khô

Hướng dẫn cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh

Cách thực hiện chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ, bà (người chăm sóc rốn cho bé) cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn
  • Tháo băng rốn cũ của bé ra, rửa tay lại 1 lần nữa
  • 1 tay dùng gạc nâng nhẹ cuống rốn của trẻ, đồng thời quan sát xem rốn có đỏ không? có bị chảy mủ, rỉ máu hay cuống rốn của trẻ có mùi hôi không?
  • Dùng que bông tẩm dung dịch sát khuẩn để sát trùng rốn từ chân rốn đến thân rốn, rồi tới mặt cắt cuống rốn.
  • Sát trùng vùng da xung quanh cuống rốn theo bán kính khoảng 5cm
  • Băng rốn lại cho bé bằng gạc mỏng. Nếu rốn đã khô thì nên để hở cho thông thoáng.

Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

1. Chăm sóc rốn cho bé khi tắm

Ba mẹ vẫn có thể tắm cho bé bình thường mà không phải chờ đến tận khi rụng rốn. Với điều kiện là phải giữ được cho cuống rốn của trẻ được khô ráo, tránh chạm vào nước. Nếu không may cuống rốn bị ướt, dùng khăn mềm, sạch để lau khô. Còn trong trường hợp cuống rốn của bé bị bẩn khi bé đi tiêu, cần làm sạch nhẹ nhàng với nước, vệ sinh bằng nước muối sinh lý rồi lau khô bằng khăn mềm, sạch.

Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé

Việc mặc quần áo cho bé gặp phải khá nhiều khó khăn khi phải chú ý đến phần cuống rốn. Ba mẹ cần chú ý khi quấn tã, chỉ nên quấn tã phía dưới rốn để cuống rốn tiếp xúc với không khí sẽ mau khô hơn

2. Để cuống rốn khô và rụng tự nhiên

Thông thường, sau sinh rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong 7 đến 10 ngày và sau 15 ngày thì cuống rốn phải liền hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu đã qua 1 thời gian mà rốn vẫn chưa rụng thì cũng không cần quá lo lắng nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

Điều nên làm là chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó và cần phải giữ rốn và vùng xung quanh sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.

cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, cách chăm sóc rốn cho bé sơ sinh, cách chăm sóc cuống rốn cho trẻ sơ sinh, hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh sau bao lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh bao nhiêu lâu thì rụng rốn, trẻ sơ sinh khoảng bao lâu thì rụng rốn, em bé sơ sinh bao lâu thì rụng rốn, rốn của trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, dây rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì lành, trẻ sơ sinh rụng rốn bao lâu thì khô

Thời gian và quá trình rụng cuống rốn ở trẻ sơ sinh

3. Một số lưu ý khác:

  • Sau sinh khoảng 24 giờ, khi mặt cắt rốn khô, có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn tại bệnh viện, trước khi được xuất viện về nhà. Để tránh gây cản trở trong khi thay tã tại nhà và kẹp rốn có thể bị kéo giật lên, gây tổn thương, đau đớn cho trẻ.
  • Khi cuống rốn đã khô thì để hở, cho phép cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cuống rốn mau rụng hơn.
  • Cần tiếp tục chăm sóc sau khi rốn đã rụng đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.
  • Tránh sờ vào cuống rốn. Không bôi bất kì loại thuốc nào lên cuống rốn kể cả các loại thảo dược không sạch nếu không có chỉ định của bác sĩ, tránh làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn.

Dấu hiệu cuống rốn trẻ bị nhiễm trùng

Nhận biết sớm những dấu hiệu nhiễm trùng rốn để có biện pháp xử lý kịp thời. Rốn của trẻ có thể đã bị nhiễm trùng khi thấy xuất hiện những biểu hiện dưới đây:

  • Chân rốn hay vùng da quanh rốn của trẻ sơ sinh bị sưng đỏ.
  • Rốn trẻ sơ sinh tiết ra nhiều dịch lạ, nhất là dịch có mùi hôi.
  • Khi ấn nhẹ vào vùng quanh rốn trẻ quấy khóc.
  • Rốn trẻ bị chảy máu.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác như: trẻ bị sốt cao trên 38 độ C, bé thở nhanh (nhịp thở trên 60 lần/ phút), bé bị vàng da...

Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên, tốt nhất ba mẹ đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất để được khám và điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Thực hiện chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn mà còn giảm được nguy cơ nhiễm trùng huyết nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Trong quá trình chăm sóc rốn cho trẻ cha mẹ thường xuyên kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu bất thường để kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.

Đừng quên theo dõi Mẹ khỏe con thông minh mỗi ngày để cập nhật kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc con yêu để trở thành ba mẹ thông thái nhé! Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh, lớn mau

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!