Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Cách Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất Cho Trẻ
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ. Bệnh không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ mà còn dễ tái phát thành mãn tính. Vì thế, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để khám và chữa trị kịp thời.
Để giúp các mẹ có thể chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa thật tốt cho trẻ, bài viết sau xin chia sẻ toàn bộ các kiến thức về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Các mẹ hãy cùng theo dõi nhé.
1. Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (hay còn gọi là bệnh chàm sữa) là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em. Chúng khiến da bé bị ngứa, ửng đỏ. Bình thường, da sẽ có một lớp hàng rào để bảo vệ, ngăn cản nước trong da không bị bốc hơi đồng thời bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, với những người bị viêm da cơ địa thì lớp da bảo vệ này sẽ bị tổn thương, khô da, mất nước nên các vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào, làm xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn nước, gây ngứa ngáy khó chịu trên da.
Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện từ rất sớm, phổ biến là trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi. Theo thống kê, có tới 60% trẻ bị viêm da cơ địa trong năm đầu tiên, 30% phát bệnh trong 5 năm đầu và trẻ lớn có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, chỉ khoảng 10%. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần, cho đến khi trưởng thành mới thôi. Điều này gây bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ bị viêm da cơ địa, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện và cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị dứt điểm.
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu khiến da bé bị ngứa, ửng đỏ, nổi mụn li ti
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa
Hiện các bác sĩ, chuyên gia chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố di truyền
Trong gia đình nếu có cha hoặc mẹ bị bệnh viêm da cơ địa thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc căn bệnh này.
Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu
Sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch của bé còn non yếu, chưa đủ khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài nên khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong, gây ra bệnh.
Phản ứng dị ứng
Trẻ có thể bị viêm da cơ địa do phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với những tác nhân như: thực phẩm có khả năng kích ứng (hải sản, đậu phộng,…) hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất, nấm mốc,..
Do sự thay đổi thời tiết
Viêm da cơ địa rất dễ bùng phát vào mùa đông, điều kiện thời tiết hanh khô, lạnh lẽo khiến da khô và nhạy cảm hơn nên dễ bị kích ứng từ môi trường ngoài.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ
3. Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Khi trẻ bị viêm da cơ địa, ba mẹ rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng sau:
- Vùng da ở miệng, má, trán, cổ, tay chân hoặc trên người bé xuất hiện những tổn thương hình móng ngựa.
- Vùng da bị tổn thương xuất hiện nhiều mụn nước li ti, có thể thấy hiện tượng chảy dịch.
- Trẻ có biểu hiện phù nề, có cảm giác đau rát, ngứa ngát, khó chịu.
- Có thể xuất hiện mụn mủ và có hiện tượng đóng vảy tiết màu vàng.
- Sau một khoảng thời gian, da bị khô ráp, bong tróc và đỏ hơn những vùng da lân cận.
4. Viêm da cơ địa ở trẻ em có lây không? Có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là bệnh da liễu mãn tính, có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền và cơ địa. Tác nhân chính gây bệnh không phải là do virus, vi khuẩn hay nấm men nên bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì vậy, người bị viêm da cơ địa có thể sinh hoạt, tiếp xúc như bình thường.
Bệnh viêm da cơ địa chủ yếu gây ra tổn thương ngoài da hoặc có thể đi kèm với một số triệu chứng sức khỏe khác. Tuy nhiên, bệnh có đặc tính kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nên không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ gây ra một số biến chứng sau:
- Viêm da cơ địa bội nhiễm: Do ngứa ngáy nên trẻ thường cào gãi, chà xát lên da dẫn đến hình thành những vết trầy xước, vết thương hở trên da. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong gây nhiễm trùng và tổn thương thứ phát. Viêm da cơ địa bội nhiễm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Trẻ biếng ăn và chậm lớn: Các triệu chứng lâm sàng của bệnh khiến khiến trẻ khó chịu, mất ngủ, biếng ăn và mệt mỏi, quấy khóc. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến cơ địa, di truyền: Viêm da cơ địa kéo dài sẽ làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ địa trẻ. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm da cơ địa có thể gây bùng phát một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến yếu tố cơ địa như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, hen suyễn,…
Do đó, để ngăn ngừa và phòng tránh những biến chứng do bệnh viêm da cơ địa gây ra, ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da của bé, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viêm da cơ địa không quá nguy hiểm nhưng dễ tái phát nên cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị triệt để
5. Cách điều trị và chăm sóc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Chỉ cần biết cách điều trị và chăm sóc cho trẻ khi bị viêm da cơ địa là làn da của bé sẽ nhanh chóng hồi phục.
Dưỡng ẩm đều đặn
Da khô chính là nguyên nhân và triệu chứng gây nên bệnh viêm da cơ địa. Vì thế, bạn đừng quên dưỡng ẩm đều đặn cho làn da bé. Có 2 cách để dưỡng ẩm cho da bé như sau:
- Dùng kem dưỡng ẩm: Mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé ngày 2 lần để cung cấp độ ẩm cho da, giúp da mềm mịn hơn.
- Dùng máy tạo ẩm: Để không khí trong nhà mát mẻ, độ ẩm dễ chịu sẽ giúp vùng da bị viêm da cơ địa giảm ngứa, khô, bong tróc.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm có pha thêm một ít bột baking soda hoặc bột yến mạch sẽ làm giảm triệu chứng viêm da cơ địa.
Lưu ý: Nên tắm nước ấm trong vòng 10 – 15 phút, sau đó lau khô nhẹ nhàng, bôi kem dưỡng ẩm để làn da vẫn giữ được độ ẩm sau khi tắm.
Dùng thuốc
Nếu muốn dùng thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ, ba mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện tại, thuốc trị viêm da cơ địa cho bé có cả thuốc bôi và thuốc uống.
Thuốc bôi
Tùy vào mục đích điều trị cần đạt được để bác sĩ kê đơn, chỉ định loại thuốc bôi ngoài da nào phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất
- Thuốc làm ẩm ngoài da: Thường dùng urea 10%, petrolatum.
- Thuốc đắp: Thuốc đắp Jarish, nước muối sinh lý natri clorid 0.9%, dung dịch thuốc tím tỉ lệ 1/10.000.
- Thuốc bạt sừng, bong vảy: Thuốc mỡ goudron, ichthyol, crysophanic,…
- Thuốc điều trị chính: Thuốc có hoạt tính hydrocortisone 1-2.5% để hạn chế tình trạng kích ứng da.
- Thuốc điều trị trung mình: Thuốc có hoạt tính clobetason butyrate, hoạt lực mạnh hơn hydrocortisone.
- Thuốc điều trị mạnh (Dùng trong trường hợp nặng có kèm dầy da): Thuốc có hoạt tính corticoid.
Thuốc uống:
Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi hỗ trợ tại chỗ, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc uống giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn, cắt đứt bệnh từ bên trong.
- Nhóm thuốc ức chế hệ miễn dịch: Sử dụng thuốc kháng histamine H1 cho những trường hợp bị viêm da cơ địa do kích ứng, dị ứng.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Cephalosphorin và các loại thuốc có hoạt tính tương tự khi có nhiễm khuẩn ngoài da.
Hạn chế để trẻ gãi ngứa
Vì trẻ chưa nhận thức được hết hành động của mình nên trẻ thường đưa tay lên gãi gây trầy xước da. Việc này càng gây viêm nhiễm da nặng hơn. Các bạn cần phải khắc phục bằng cách sau:
- Cắt móng tay hoặc dũa cho bé để tránh làm tổn thương da.
- Đeo bao tay cho trẻ khi đi ngủ để trẻ tránh tự ý gãi.
- Băng vùng da bị viêm để bảo vệ và chống trầy xước.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Các bạn hãy tham khảo để phát hiện và điều trị sớm cho trẻ, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội