Trẻ Sơ Sinh Bị Sôi Bụng Và Xì Hơi Nhiều, Mẹ Phải Làm Sao?
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều là hiện tượng phổ biến. Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhưng ba mẹ cần phải phát hiện và điều trị kịp thời để phòng những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Dưới đây là những nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi
Sôi bụng là tình trạng bụng của trẻ phát ra những âm thanh nghe như tiếng nước sôi “ùng ục” và quan sát bụng trẻ, mẹ thấy có vẻ căng tròn. Ngoài ra, nhiều trẻ còn xuất hiện triệu chứng nôn ói, bỏ ăn, quấy khóc, đặc biệt là vào ban đêm.
Tình trạng sôi bụng ở trẻ sơ sinh thường kéo dài 1 ngày hoặc lâu hơn, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ của bé. Còn xì hơi là một phần quan trọng của quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể thải khí độc ra khỏi đường ruột thông qua hậu môn.
Khi trẻ xì hơi, mẹ thường nghe thấy tiếng “bủm”, kèm theo đó là mùi hôi thối nhẹ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, bé xì hơi nhẹ, mẹ không nghe thấy tiếng gì nhưng tất cả đều có mùi hôi thối, khó chịu.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đầy hơi là hiện tượng phổ biến, không gây nguy hiểm cho tính mạng trẻ nhưng cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì thế, khi thấy trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đầy hơi, các bậc phụ huynh cần lưu ý để có biện pháp xử lý và chăm sóc trẻ kịp thời.
Sôi bụng và xì hơi là hiện tượng phổ biến hay gặp ở trẻ sơ sinh
2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều
Do chế độ ăn uống của mẹ không hợp lý
Thời điểm sơ sinh, bé bú mẹ trực tiếp nên “mẹ ăn gì, con ăn nấy”. Vì thế, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm gây đầy bụng như su hào, súp lơ, bắp cải, đậu đỗ,…hay dùng nhiều cafe, bia, rượu,…sẽ tạo khí trong bụng trẻ, gây nên hiện tượng sôi bụng, xì hơi.
Do mẹ cho bé bú không đúng tư thế
Nếu mẹ cho bé bú không đúng tư thế, bé sẽ nuốt phải bọt khí, lượng khí này gây nên hiện tượng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu. Kể cả khi dùng bình ty mà không có van thoát khí hay cầm bình sữa ngang cũng khiến trẻ dễ bị nuốt khí nhiều.
Do trẻ bị dị ứng với loại sữa công thức đang dùng
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều cũng có thể là do trẻ bị dị ứng với loại sữa công thức đang dùng. Chẳng hạn: Loại sữa đó chứa nhiều đường lactose – loại đường này khiến dạ dày khó tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu, xì hơi.
Do mẹ cho trẻ uống các loại nước ép trái cây sớm
Nếu mẹ cho trẻ uống các loại nước ép trái cây sớm nhất là loại nước ép trái cây đóng chai sẽ khiến dạ dày bé khó tiêu hóa, tạo khí nhiều hơn, sinh ra hiện tượng đầy bụng, sôi bụng, xì hơi. Vì thế, mẹ nên chú ý trẻ trên 6 tháng mới sử dụng được một số loại nước ép trái cây và khi dùng mẹ nên pha loãng để tránh gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Do trẻ ăn dặm quá sớm
Trong 6 tháng đầu, trẻ sơ sinh chỉ nên bú sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ thì cho ăn thêm sữa công thức. Tuyệt đối không được cho trẻ ăn dặm quá sớm vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện, dạ dày chưa tiêu hóa được các đồ ăn mới lạ ngoài sữa. mẹ nên dễ gây ra hiện tượng chướng bụng, sôi bụng, xì hơi.
Trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều có thể là do mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm
3. Biện pháp cải thiện và phòng ngừa tình trạng sôi bụng, xì hơi ở trẻ
Để giúp bé cải thiện tình trạng sôi bụng, xì hơi, các mẹ có thể áp dụng các mẹ sau:
Massage vùng bụng cho bé
Việc massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ, kết hợp với việc cầm chân bé đưa đẩy mô phỏng như động tác đạp xe sẽ giúp phần hơi thừa trong bụng được đẩy ra nhanh chóng, cải thiện tình trạng sôi bụng, xì hơi.
Thay đổi sữa đang bú cho bé
Nếu bé đang sử dụng loại sữa chứa nhiều đường lactose thì mẹ cần thay đổi loại sữa khác cho bé. Lúc này mẹ nên chọn loại sữa có lượng lactose càng thấp càng tốt cho bé.
Chọn bình sữa có núm vú vừa với miệng bé
Để giảm tình trạng sôi bụng, xì hơi ở trẻ sơ sinh, mẹ cần chọn bình sữa có núm vú vừa với miệng bé để đảm bảo sữa được lấp kín phần núm vú và không nghiêng bình quá mức để trẻ không nuốt phải bọt khí, gây nên hiện tượng đầy hơi.
Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ
Khi thấy con bị sôi bụng, xi hơi nhiều, mẹ cần phải kiểm tra lại chế độ ăn uống, tạm tránh xa những loại thực phẩm như: lê, táo, mận, rau họ cải, các loại hạt họ đậu, ngũ cốc,…Kết hợp với chế độ ăn chín uống sôi, an toàn vệ sinh thực phẩm để hỗ trợ và điều trị tình trạng sôi bụng cho con.
Khi trẻ bị sôi bụng, mẹ cần tránh xa những loại thực phẩm gây khó tiêu và phải đảm bảo ăn chín uống sôi
Vỗ ợ, tránh tình trạng trào ngược dạ dày cho trẻ
Sau khi trẻ bú no, mẹ hãy vỗ ợ, bế nâng cao đầu ít nhất 20 phút hoặc sử dụng gối chống trào ngược dạ dày để hạn chế tình trạng sôi bụng cho trẻ.
Bổ sung men vi sinh để điều trị và phòng ngừa tình trạng sôi bụng
Bổ sung men vi sinh đúng cách sẽ là biện pháp điều trị và phòng ngừa tốt nhất cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng và đầy hơi. Bởi thành phần chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn, cải thiện tình trạng sôi bụng, xì hơi.
Trên đây là những nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi nhiều. Hy vọng với những thông tin này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn để bé có thể vui khỏe, ăn ngon, ngủ ngon cả ngày. Đồng thời, giúp bé yêu cải thiện triệu chứng đầy bụng, sôi bụng, xì hơi.
---------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội