Trẻ Bị Rôm Sảy Nên Tắm Lá Gì Để Vừa Mát Vừa Lành Vừa Nhanh Khỏi?

Trẻ Bị Rôm Sảy Nên Tắm Lá Gì Để Vừa Mát Vừa Lành Vừa Nhanh Khỏi?

Rôm sảy là một bệnh lý ngoài da rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì thế, trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì vẫn luôn được các mẹ quan tâm..

Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? Dưới đây là 5 loại lá có sẵn trong vườn nhà, các bạn có thể tham khảo để tắm cho trẻ khi bị rôm sảy tấn công, vừa an toàn hiệu quả vừa tiết kiệm được chi phí.

1. Rôm sảy là gì?

Rôm sảy thực chất là tình trạng tuyến mồ hôi bị bít tắc, gây ứ đọng khiến da trẻ bị viêm, xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc nổi như mụn nước ở lưng, mặt, ngực hoặc toàn thân. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do làn da của trẻ còn non nớt, nhạy cảm, đồng thời tuyến mồ hôi cũng chưa hoàn chỉnh.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, lá tắm cho bé trị rôm sảy, tắm lá trị rôm sảy, bé bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm nước lá gì, em bé bị rôm sảy tắm lá gì

Rôm sảy là tình trạng da trẻ bị viêm, xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở mặt, lưng, ngực,...

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rôm sảy ở trẻ. Cụ thể như:

  • Thời tiết oi nóng khiến trẻ tiết ra nhiều mồ hôi hơn.
  • Do vệ sinh cho bé không sạch sẽ, tắm không sạch hoặc mặc bỉm quá lâu.
  • Do mặc quần áo không thấm hút mồ hôi.
  • Do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.
  • Do trẻ vận động với cường độ cao.

3. Biểu hiện của rôm sảy

Biểu hiện của rôm sảy sẽ khác nhau tùy theo từng loại. Cụ thể:

  • Rôm sảy dạng tinh thể: Đây là loại rôm không có hiện tượng viêm, các mụn nước khá nông và khi khỏi sẽ không để lại sẹo.
  • Rôm đỏ: Loại rôm này xuất hiện ở lưng, vùng quần áo cọ xát vào da. Rôm sảy mọc thành từng đám dày có màu đỏ, sẩn. Loại rôm này thường gây cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
  • Rôm sâu: Loại rôm này thường xảy ra khi rôm đỏ tái đi tái lại nhiều lần với đặc trưng là các nốt sẩn có kích thước từ 1 – 3mm, cứng, có màu nhạt, không ngứa như rôm đỏ. Tuy nhiên, rôm sâu lại có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn đến tuyến mồ hôi của bé.

4. Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?

Lá sài đất

Theo Đông Y, sài đất là một loại dược liệu có tính mát, vị ngọt nên có khả năng làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy, các thành phần được tìm thấy trong lá sài đất như tannin, saponin, flavonoid, các chất béo, tinh dầu hòa tan còn có tác dụng giảm nhiễm trùng, cải thiện tình trạng viêm da.

Chính vì thế mà từ xưa đến nay, các mẹ thường sử dụng lá sài đất để đắp lên vùng da của trẻ bị rôm sảy. Ngoài ra, loại lá này còn có thể dùng để nấu nước tắm giúp bé bớt ngứa ngáy và có cảm giác khó chịu hơn.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, lá tắm cho bé trị rôm sảy, tắm lá trị rôm sảy, bé bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm nước lá gì, em bé bị rôm sảy tắm lá gì

Lá sài đất có khả năng làm mát da, giải độc, chống rôm sảy, mụn nhọt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g lá sài đất tươi hoặc 100g lá sài đất khô.
  • Rửa qua vài lần với nước cho sạch rồi vò nát.
  • Đem lá sài đất đun cùng với 2 lít nước. Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Lá trà xanh

Lá trà xanh cũng là một sự lựa chọn lý tưởng cho mẹ khi con bị rôm sảy tấn công. Bởi trong lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất phenol. Chất này có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi trùng gây hại cho da.

Thêm vào đó, hoạt chất EGCG có trong lá trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, giúp kích thích sự tái sinh của các tế bào, làm tăng khả năng bảo vệ da trước các tác nhân gây hại từ bên trong lẫn bên ngoài.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, lá tắm cho bé trị rôm sảy, tắm lá trị rôm sảy, bé bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm nước lá gì, em bé bị rôm sảy tắm lá gì

Lá trà xanh có tính kháng viêm, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây viêm da

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 100g lá trà xanh, 1 thìa cà phê muối ăn.
  • Trà xanh đem rửa sạch, để ráo nước, vò nát.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá trà xanh đã được vò nát vào, nấu thêm khoảng 10 phút nữa cho các tinh chất có trong lá trà xanh tiết ra hết.
  • Thêm muối vào, khuấy đều cho muối tan hết rồi tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước trà xanh rồi pha loãng với nước sạch để tắm cho bé.

Lá kinh giới

Kinh giới vừa là một loại rau thơm ngon, dễ ăn vừa là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay được sử dụng rộng rãi trong nền Y học cổ truyền với nhiều tác dụng như: trị rôm sảy, mụn nhọt, chống mẩn ngứa và nhiều căn bệnh ngoài da khác. Sở dĩ chúng có tác dụng này là nhờ thành phần chứa nhiều hoạt chất có tính kháng sinh kháng khuẩn, làm sạch sâu bên trong, giảm ngứa và giảm bít tắc lỗ chân lông.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, lá tắm cho bé trị rôm sảy, tắm lá trị rôm sảy, bé bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm nước lá gì, em bé bị rôm sảy tắm lá gì

Lá kinh giới có tính kháng sinh kháng khuẩn, giảm ngứa, làm sạch lỗ chân lông

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi có thể lấy cả phần thân và ngọn non. Sau đó đem rửa sạch để loại bỏ hết đất cát, bụi bẩn.
  • Ngâm lá kinh giới trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra, đem nấu với 1 lượng nước vừa đủ tắm.
  • Chờ cho nước nguội bớt rồi dùng khăn mềm nhúng qua nước này để lau người và tắm cho bé.
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi rôm sảy lặn hết thì dừng lại.

Lá khế

Thành phần của lá khế chứa nhiều axit hữu cơ, tannin và các khoáng chất có tác dụng kháng viêm, giải độc, giảm tình trạng dị ứng hiệu quả nên các mẹ có thể sử dụng để tắm cho bé khi rôm sảy, giúp bé giảm ngứa, mát da, da bé trở nên mịn màng hơn.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, lá tắm cho bé trị rôm sảy, tắm lá trị rôm sảy, bé bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm nước lá gì, em bé bị rôm sảy tắm lá gì

Lá khế có tác dụng kháng viêm, giải độc, giảm tình trạng ngứa ngáy, mát da

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá khế vào nồi, đun sôi cùng với nước trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Pha loãng nước lá khế với nước lạnh cho đến khi đạt khoảng 35 – 40 độ thì cho bé vào tắm.
  • Thực hiện liên tục ngày tắm 1 lần bằng nước lá khế là tình trạng rôm sảy của bé sẽ nhanh chóng biến mất.
  • Lưu ý: Ngoài cách làm trên, bạn có thể vò nát 1 nắm lá khế với 1 ít muối trắng. Sau đó, lọc lấy nước và hòa tan với nước ấm để tắm cho bé nhé.

Lá rau sam

Thành phần hóa học có trong lá rau sam như: vitamin A, C, glucozit, tanin, saponin,…có tác dụng kháng viêm, giải độc, chữa rôm sảy, mụn nhọt an toàn, hiệu quả. Vì thế, khi trẻ bị rôm sảy, mẹ chỉ cần đun nước lá rau sam để tắm cho bé, các mẩn đỏ sẽ giảm nhanh chóng.

trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm lá gì, lá tắm cho bé trị rôm sảy, tắm lá trị rôm sảy, bé bị rôm sảy nên tắm lá gì, trẻ bị rôm sảy tắm nước lá gì, em bé bị rôm sảy tắm lá gì

Rau sam có tác dụng kháng viêm, giải độc, chữa rôm sảy, mụn nhọt

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm rau sam nhỏ. Sau đó đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho rau sam vào nồi, đun cùng với 1.5 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Mẹ lấy nước cốt rau sam đã nấu, pha cùng với nước lạnh để tắm cho bé.
  • Tuần tắm từ 3 – 4 lần bằng nước rau sam để cải thiện nhanh chóng tình trạng rôm sảy.

5. Một số lưu ý khi đun nước lá tắm để trị rôm sảy cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé cũng như mang lại hiệu quả tối đa nhất, khi đun các loại lá tắm để trị rôm sảy cho bé, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cách tắm lá để trị rôm sảy cho bé chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ, mẹ nên áp dụng ngay cho con khi trẻ mới bị để có hiệu quả nhanh nhất.
  • Da trẻ rất nhạy cảm nên có thể bị dị ứng với bất kỳ loại lá nào. Vì thế, trước khi tắm cho bé, mẹ nên thoa thử 1 ít nước lá lên vùng da nhỏ của bé để xem bé có bị phản ứng không.
  • Chú ý nhiệt độ nước tắm để bé không bị bỏng.
  • Tắm cho trẻ ở nơi kín gió, trong khoảng 5 – 10 phút để trẻ không bị nhiễm lạnh.
  • Sau khi tắm nước lá xong cần tráng lại người bằng một lượt nước sạch để loại bỏ hết chất cặn còn tồn đọng trong lỗ chân lông. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng rôm sảy tái phát.
  • Trong quá trình điều trị, hãy để làn da trẻ được thông thoáng bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ. Tránh bôi phấn rôm hay bất cứ loại mỹ phẩm nào lên da bé khiến lỗ chân lông của bé bị bít tắc, rôm sảy càng mọc nhiều hơn.
  • Không nên kỳ cọ mạnh khi tắm cho bé.
  • Tránh tắm bằng nước lá cho trẻ khi trẻ có biểu hiện mưng mủ, nhiễm khuẩn.
  • Nếu sau vài ngày áp dụng cách tắm bằng nước lá cho bé mà tình trạng rôm sảy vẫn chưa cải thiện được, thậm chí phát triển nặng hơn thì các bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Trên đây là những thông tin chia sẻ: Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì? Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn, giảm hết triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội  

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!