Trẻ Bị Ho Khan Phải Làm Sao? Cách Trị Ho Khan Dứt Điểm Cho Trẻ

Trẻ Bị Ho Khan Phải Làm Sao? Cách Trị Ho Khan Dứt Điểm Cho Trẻ

Ho khan không phải là một bệnh lý mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu để tình trạng ho kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ nên ba mẹ cần phải chú ý.

Trẻ bị ho khan phải làm sao? Khi trẻ bị ho khan, ba mẹ hãy tuân thủ và áp dụng các nguyên tắc dưới đây, đảm bảo trẻ sẽ hết ho nhanh chóng.

1. Ho khan là gì?

Ho khan là hiện tượng cơn ho không tạo ra đờm hoặc chất nhầy nên thường kéo dài lâu ngày không khỏi. Thông thường, trẻ bị ho khan là do nhiễm virus cảm cúm, gây kích thích dây thần kinh trong họng. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, dù là người lớn hay trẻ em.

trẻ bị ho khan, trẻ bị ho phải làm sao, bé bị ho khan liên tục phải làm sao, trẻ bị ho khan kéo dài, trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao, bé bị ho khan nhiều phải làm sao, bé bị ho khàn tiếng phải làm sao, làm gì khi trẻ bị ho khan, bé bị ho khan phải làm sao

Ho khan là hiện tượng cơn ho không tạo ra đờm hoặc chất nhầy

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan

Trẻ bị ho khan có thể là do các nguyên nhân sau:

Nhiễm virus

Trẻ bị ho do nhiễm virus có triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm thông thường và chúng thường bộc lộ cơn ho khi bắt đầu, ở giữa hoặc cuối giai đoạn nhiễm trùng, thậm chí là có thể kéo dài sau khi các triệu chứng đã hết.

Do chảy dịch mũi sau

Trẻ bị chảy dịch mũi sau cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan. Khi một lượng chất nhầy dư thừa trong khoang mũi bị trào ra và đi xuống phía dưới cổ họng sẽ gây nên hiện tượng kích ứng dây thần kinh phía sau của cổ họng, dẫn đến tình trạng ho. Lúc này, trẻ có thể bị ho khan có đờm hoặc không có đờm.

Do ô nhiễm không khí

Đây cũng là nguyên nhân gây ho khan phổi biến ở trẻ nhỏ. Thực tế, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là các thành phố lớn. Khi trẻ hít phải khói bụi sẽ dẫn đến kích ứng cổ họng. Từ đó, dẫn đến ho thành tiếng nhưng không có đờm.

Do mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, đau họng, hen suyễn,…cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ho khan. Khi mắc các bệnh lý này, trẻ thường ho để tống chất nhầy hoặc đờm ra bên ngoài.

trẻ bị ho khan, trẻ bị ho phải làm sao, bé bị ho khan liên tục phải làm sao, trẻ bị ho khan kéo dài, trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao, bé bị ho khan nhiều phải làm sao, bé bị ho khàn tiếng phải làm sao, làm gì khi trẻ bị ho khan, bé bị ho khan phải làm sao

Trẻ bị ho khan có thể là do mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp

3. Triệu chứng ho khan ở trẻ

  • Trẻ ho từng cơn liên tục không dứt. Các cơn ho khiến trẻ đỏ mặt tía tai, chảy nước mắt, đau thắt bụng.
  • Hiện tượng trẻ ho khan không sốt là rất bình thường. Tuy nhiên, ở mức độ nặng có thể dẫn đến bị sốt.
  • Trẻ bị ho khan và sổ mũi, đây là tình trạng bệnh lý đi kèm, dễ nhận biết nhất.
  • Trẻ ho khan thở khò khè thường là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Nếu gặp phải tình trạng này, ba mẹ cần phải đưa con đi khám ngay để có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Trẻ ho đờm khản tiếng hoặc ho khan nặng tiếng.
  • Ngoài ra, ho gà cũng là một triệu chứng của ho khan. Đây là tình trạng, bé bị ho và âm thanh phát ra kêu như tiếng rít do thiếu oxy, khó thở, tím tái. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này, ba mẹ phải hết sức lưu ý.

4. Trẻ bị ho khan có sao không?

Ho thực chất là một phản ứng tốt của cơ thể nhằm bảo vệ và tống chất nhầy hay siêu vi từ bên trong cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời cũng là hành động giúp ngăn ngừa tình trạng viêm phổi. Do đó, ho là tình trạng bệnh lý không quá nguy hiểm, cha mẹ không nên lo lắng quá.

Thông thường, mỗi đợt ho khan sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày. Giai đoạn đầu, bé sẽ ho ít. Từ ngày thứ 5 – 6 trở đi, hệ niêm mạc trong đường thở (cổ họng, phế quản) sẽ tiết ra chất nhầy (đờm) để siêu vi được tống ra bên ngoài. Khi đó, cường độ ho sẽ tăng lên. Sau giai đoạn này, các cơn ho sẽ giảm dần. Vì thế, cha mẹ nên quan sát diễn biến của bệnh như thế nào. Nếu sau 2 tuần, tình trạng ho của bé không suy giảm thì hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

trẻ bị ho khan, trẻ bị ho phải làm sao, bé bị ho khan liên tục phải làm sao, trẻ bị ho khan kéo dài, trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao, bé bị ho khan nhiều phải làm sao, bé bị ho khàn tiếng phải làm sao, làm gì khi trẻ bị ho khan, bé bị ho khan phải làm sao

Ho khan tuy không quá nguy hiểm nhưng cần được chữa trị kịp thời

5. Trẻ bị ho khan phải làm sao?

Trẻ bị ho khan thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị sa sút nghiêm trọng. Đặc biệt, có thể dẫn đến bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Vì thế, khi trẻ bị ho khan, ba mẹ phải áp dụng một số biện pháp điều trị sau:

Mẹo dân gian chữa ho khan cho trẻ

  • Bổ sung tỏi vào những món ăn cho trẻ

Các nhà nghiên cứu cho biết: Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì thế, bổ sung tỏi vào thực đơn hàng ngày của bé sẽ tạo thành kháng sinh mạnh mẽ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ho tức thời.

  • Cho trẻ ngậm mật ong

Mật ong là một nguyên liệu từ thiên nhiên có tác dụng thông khí, giảm ho. Vì thế, khi trẻ bị ho khan khản tiếng hoặc ho khan khi ngủ, mẹ có thể cho trẻ ngậm mật ong để giúp con đỡ ho hơn và có giấc ngủ ngon hơn.

Tuy nhiên, cha mẹ chú ý không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì trong mật ong có chứa các bào tử vi khuẩn botulinum gây ngộ độc.

trẻ bị ho khan, trẻ bị ho phải làm sao, bé bị ho khan liên tục phải làm sao, trẻ bị ho khan kéo dài, trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao, bé bị ho khan nhiều phải làm sao, bé bị ho khàn tiếng phải làm sao, làm gì khi trẻ bị ho khan, bé bị ho khan phải làm sao

Cho trẻ ngậm mật ong là một cách giúp làm giảm tình trạng ho khan ở trẻ

Dùng thuốc Tây

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ dưới 3 tuổi nên hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh để chữa ho. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho khan và sốt thì ba mẹ phải cho bé uống thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm theo đơn của bác sĩ. Hiện nay, có 2 loại thuốc có tác dụng chữa ho khan hiệu quả cho trẻ sơ sinh là:

  • Thuốc Acetylcysteine

Acetylcysteine là thuốc kháng sinh có tác dụng long đờm. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là thuốc đi vào khí quản, làm lỏng độ đặc quánh của đờm, giúp đờm đi ra ngoài dễ dàng hơn khi trẻ bị ho.

  • Thuốc Carbocisteine

Carbocistein là thuốc kháng sinh được chỉ định dùng cho trẻ bị rối loạn đường hô hấp hoặc trẻ bị ho khan có đờm. Thuốc này có thể dùng được cho các trẻ em và người lớn.

trẻ bị ho khan, trẻ bị ho phải làm sao, bé bị ho khan liên tục phải làm sao, trẻ bị ho khan kéo dài, trẻ sơ sinh bị ho khan phải làm sao, bé bị ho khan nhiều phải làm sao, bé bị ho khàn tiếng phải làm sao, làm gì khi trẻ bị ho khan, bé bị ho khan phải làm sao

Carbocistein là thuốc kháng sinh dùng để trị ho khan có đờm hiệu quả cho trẻ

6. Một số lưu ý khi điều trị ho khan cho trẻ

Để quá trình điều trị ho khan cho trẻ đạt kết quả tốt, ba mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi trẻ bị ho, cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ trẻ, không nên tự ý mua thuốc trị ho, thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc truyền miệng nào vì nó có thể làm tình trạng ho nặng thêm hoặc gây tiêu chảy, kháng thuốc.
  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ. Tuy nhiên, không nên ủ ấm quá kỹ cho trẻ vì khiến trẻ ngột ngạt, khó chịu.
  • Khi ngủ, mẹ nên nâng cao đầu cho trẻ để các chất dịch nhầy ở mũi không bị chảy ngược vào trong, đi vào hệ thống hô hấp.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9%.
  • Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé, uống nhiều nước ấm, ăn nhiều trái cây tươi để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm như: chocolate, bạc hà, thức ăn dầu mỡ béo, cay, các chất kích thích, thức uống có ga.
  • Tuân thủ chặt chẽ đơn thuốc của bác sĩ và áp dụng một số mẹo dân gian có tác dụng điều trị ho khan cho trẻ.

Với những thông tin trên, chắc hẳn các bạn đã biết trẻ bị ho khan phải làm sao rồi chứ? Chỉ cần nắm được những thông tin này, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội  

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!