Chu Kỳ Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Kéo Dài Bao Lâu Là Bình Thường?

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em nên chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường luôn được chị em quan tâm.

Để hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau nhé.

1. Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung do sự tụt giảm đột ngột của lượng hormone estrogen và progesterone lặp lại theo chu kỳ hàng tháng.

Kinh nguyệt bắt đầu hình thành từ khi dậy thì cho đến khi chị em bước vào tuổi mãn kinh. Chu kỳ diễn ra đều đặn và có tính lặp đi lặp lại do sự phối hợp nhịp nhàng, trật tự của hệ thống nội tiết tố sinh sản bên trong cơ thể nữ giới, bao gồm: tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng,…Vì thế, khi có bất kỳ sự rối loạn nào trong quá trình này, kinh nguyệt cũng sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản của nữ giới.

Để chủ động hơn trong ngày hành kinh, đồng thời tính được ngày rụng trứng và thời điểm quan hệ an toàn, không an toàn để có kế hoạch mang thai hoặc ngăn ngừa thai phù hợp, chị em nên theo dõi kinh nguyệt tối thiểu trong vòng 3 – 4 tháng.

2. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyêt (một vòng kinh) được tính từ ngày đầu tiên của giai đoạn hành kinh cho đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt thường dao động từ 21 – 35 ngày, trong đó vòng kinh phổ biến nhất ở nữ giới là 28 – 32 ngày. Thời gian hành kinh kéo dài từ 2 – 7 ngày nhưng phổ biến nhất là 3 – 5 ngày.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt không phải là một yếu tố bất di bất dịch, chúng có thể khác nhau giữa các tháng và khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Mặc dù như vậy thì càng trưởng thành thì vòng kinh của nữ giới càng đều đặn.

kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt kéo dài bao lâu, kinh nguyệt kéo dài 1 tháng, kinh nguyệt kéo dài phải làm sao, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt kéo dài có sao không, kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không, kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, kinh nguyệt kéo dài 2 tuần

Chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 21 - 35 ngày và kéo dài từ 2 - 7 ngày là bình thường

3. Tiêu chí đánh giá chu kỳ kinh nguyệt bình thường hay bất thường

Vòng kinh

Như đã đề cập ở trên, nếu một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng từ 21 – 35 ngày và thời gian hành kinh trong khoảng từ 2 – 7 ngày và có tỉnh ộn định giữa các chu kỳ thì được xem là bình thường. Ngược lại, nếu vòng kinh giữa các chu kỳ thường xuyên không đều, bị ra sớm hoặc trễ hơn 7 ngày, lặp lại và diễn ra nhiều lần trong tháng thì kinh nguyệt có dấu hiệu bất thường.

Lượng máu

Lượng máu kinh bình thường trong một chu kỳ kinh nguyệt dao động từ 60 – 80ml. Trong khi đó, nếu lượng máu quá ít hoặc quá nhiều so với lượng máu kinh bình thường trong 1 lần hành kinh thì chị em phải lưu ý.

Tính chất máu kinh

Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ sẫm. Vì thế, nếu máu kinh có màu đỏ xám, đỏ tươi, màu nâu hoặc máu bị loãng, máu đông đều là dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt.

kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt kéo dài bao lâu, kinh nguyệt kéo dài 1 tháng, kinh nguyệt kéo dài phải làm sao, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt kéo dài có sao không, kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không, kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, kinh nguyệt kéo dài 2 tuần

Dựa vào vòng kinh, lượng máu, tính chất máu kinh để biết kinh nguyệt bình thường hay bất bình thường

4. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Rối loạn nội tiết tố sinh lý

Rối loạn nội tiết tố sinh lý thường xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang cho con bú và giai đoạn tiền mãn kinh.

Ở tuổi dậy thì, hệ trục nội tiết mới bắt đầu “vận hành” nên hoạt động của nó chưa được nhịp nhàng, các bạn gái thường có vòng kinh không đều. Phải mất một vài năm thì chúng mới ổn định.

Sau khi sinh, hormone prolactin trong tuyến sữa có thể ức chế sự rụng trứng, khiến các bà mẹ mất kinh nguyệt tạm thời. Phải 6 – 8 tháng sau, khi tần suất bú giảm thì kinh nguyệt mới trở lại. Những mẹ nào cho con bú sữa ngoài thì kinh nguyệt có thẻ đến sớm hơn, khoảng 2 tháng kể từ khi sin hem bé.

Ở tuổi tiền mãn kinh, hệ trục nội tiết bắt đầu suy thoái, hoạt động của chúng kém nhịp nhàng hơn, hormone tiết ra từ buồng trứng ngày càng ít nên vòng kinh có xu hướng ngắn hơn, một số người bị rong kinh kéo dài.

Do lối sống

Một số tình trạng sau sẽ làm tăng nguy cơ bị rối loạn hormone và là điều kiện làm thay đổi vòng kinh của bạn.

Stress

Căng thẳng kéo dài sẽ làm suy yếu chức năng của vùng dưới đồi, hormone GnRH tiết ra không đều, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tại tuyết yên và buồng trứng, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Thế nhưng, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bình thường trở lại khi căng thẳng biến mất.

Thừa cân hoặc quá gầy

Chất béo là thành phần quan trọng để tổng hợp estrogen. Vì thế ở những người béo phì, lượng chất béo tích lũy quá lâu sẽ khiến estrogen bị tăng, gây mất cân bằng nội tiết tố và gây rong kinh. Ngược lại, người quá gầy sẽ bị thiếu hụt estrogen, dẫn đến tình trạng vô kinh, mất kinh.

Do sử dụng thuốc

Thuốc tránh thai và một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống động kinh, thuốc hóa chất,…sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố, gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

kinh nguyệt kéo dài, kinh nguyệt kéo dài bao lâu, kinh nguyệt kéo dài 1 tháng, kinh nguyệt kéo dài phải làm sao, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày, kinh nguyệt kéo dài 15 ngày ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt kéo dài có sao không, kinh nguyệt kéo dài 10 ngày có sao không, kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày, kinh nguyệt kéo dài 2 tuần

Sử dụng thuốc tránh thai có thể làm rối loạn kinh nguyệt

Do áp dụng một số biện pháp tránh thai

Việc sử dụng một số biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, đặt vòng, cấy que, miếng dán tránh thai đều góp phần làm thay đổi độ dài chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Bởi hầu hết các biện pháp này đều chứa một lượng hormone progesterone hay estrogen nhỏ, khi vào cơ thể chúng sẽ khiến nồng độ hormone tăng lên, gây rối loạn kinh nguyệt tạm thời.

Do bệnh lý

Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể xuất phát từ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn bên trong như mắc hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,…

Với những thông tin trên, chắc hẳn chị em đã biết kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường? Thông thường, kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 35 ngày và thời gian diễn ra trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, chúng vẫn có các yếu tố tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì thế, nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình bất thường, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.

--------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!