Tiết Lộ Cách Cúng Đầy Tháng Bé Gái Đầy Đủ Và Chi Tiết Nhất Hiện Nay
Lần đầu sinh con, chắc hẳn các bạn chưa có kinh nghiệm để cúng đầy tháng cho con. Vậy nên, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn cách cúng đầy tháng bé gái tốt nhất, giúp bé luôn được bình an, khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.
- 1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng bé gái
- 2. 12 bà mụ là ai, có chức năng gì?
- 3. Ý nghĩa lễ cúng mụ đầy tháng bé gái
- 4. Cúng đầy tháng bé gái ngày nào?
- 5. Cúng đầy tháng bé gái lúc mấy giờ? Cúng vào giờ nào?
- 6. Mâm cúng đầy tháng bé gái cần chuẩn bị gì?
- 7. Nghi thức cúng đầy tháng bé gái
- 8. Văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái
Cúng đầy tháng bé gái là truyền thống lâu đời của người Việt. Khi trẻ sinh ra tròn 1 tháng, ba mẹ sẽ làm mâm cỗ cúng 12 bà mụ và đức ông để cảm ơn các vị thần che chở, bảo vệ 2 mẹ con được “mẹ tròn con vuông”.
1. Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng bé gái
Nghi lễ cúng đầy tháng cho bé gái được xuất hiện từ thời xa xưa. Dù là miền Bắc hay miền Trung, miền Nam thì đây cũng là nghi lễ được lưu truyền từ đời này sang đời khác, mang nét đẹp văn hóa của người Việt.
Theo quan niệm của các cụ xưa thì 12 bà mụ là người quyết định đến giới tính và hình hài của bé. Đức Ông là người bảo vệ mẹ và bé được “mẹ tròn con vuông”. Do đó, nghi lễ cúng đầy tháng bé gái thể hiện lòng thành kính của gia đình đối với 12 bà mụ và đức ông. Đây chính là lời cảm ơn của gia đình. Đồng thời mong muốn con được bình an, khỏe mạnh, 1 đời an nhiên.
Cúng đầy tháng bé gái là nét đẹp trong văn hóa người Việt, được lưu truyền từ đời này sang đời khác
2. 12 bà mụ là ai, có chức năng gì?
12 bà mụ sẽ được Ngọc Hoàng giao phó một chức năng riêng để giám sát, bảo vệ, chăm sóc mẹ và bé trong quá trình sinh nở ở dưới trần gian. Và 12 bà mụ đó là:
- Mụ bà Trần Tứ Nương: Người trông coi việc sinh đẻ của bà bầu.
- Mụ bà Vạn Tứ Nương: Người trông coi việc thai nghén.
- Mụ bà Lâm Cửu Nương: Người trông coi việc thụ thai để có đứa bé.
- Mụ bà Lưu Thất Nương: Người quyết định hình hài đứa bé là nam hay nữ.
- Mụ bà Lâm Nhất Nương: Người trông coi chăm sóc bào thai lớn.
- Mụ bà Lý Đại Nương: Người trông coi việc chuyển dạ của mẹ bầu.
- Mụ bà Hứa Đại Nương: Người trông coi việc khai hoa nở nhụy của bà bầu trong lúc sinh đẻ.
- Mụ bà Cao Tứ Nương: Người trông coi việc ở cữ của mẹ bầu sau sinh.
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương: Người trông coi việc chăm sóc em bé.
- Mụ bà Mã Ngũ Nương: Người trông coi việc bế bồng em bé.
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Người trông coi việc giữ trẻ khi chơi khi ngủ
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương: Người trông coi, giám sát việc sinh đẻ của mẹ bầu.
3. Ý nghĩa lễ cúng mụ đầy tháng bé gái
Không phân biệt miềm Bắc hay miền Trung, miền Nam, mâm cơm cúng đầy tháng gái đều thể hiện lòng thành kính của gia đình đối các vị thần, cảm ơn các vị thần đã chứng giám, bảo vệ, che chở cho mẹ và bé để mẹ bé có thể sinh nở dễ dàng, “mẹ tròn con vuông”. Đồng thời, nghi lễ cúng mụ còn có mục đích là cầu bình an, khỏe mạnh cho em bé, giúp em bé an nhiên, ăn ngon, ngủ yên.
Cúng đầy tháng bé gái thể hiện lòng thành kính của gia đình đến các vị thần, ông bà, tổ tiên
4. Cúng đầy tháng bé gái ngày nào?
Theo quan niệm xưa thì cách tính đầy tháng bé gái được dựa vào quy tắc: “gái lùi 2, trai lùi 1”. Nghĩa là bé gái được làm đầy tháng trước 2 ngày so với ngày bé sinh ra còn bé trai làm trước 1 ngày. Tuy nhiên, các gia đình hiện nay đề lấy đúng ngày này của tháng sau để cúng đầy tháng bé gái. Việc làm này vừa dễ nhớ vừa tiện chăm sóc cho em bé.
5. Cúng đầy tháng bé gái lúc mấy giờ? Cúng vào giờ nào?
Cúng đầy tháng là việc vô cùng quan trọng. Do đó, gia đình nào cũng muốn chọn được giờ tốt. Vậy giờ nào là giờ tốt? Các bạn chỉ cần chọn những giờ hoàng đạo, tránh những giờ tương khắc.
Giờ tốt – giờ đẹp – giờ hoàng đạo được ghi rõ ràng trên cuốn lịch treo tường, cha mẹ chỉ cần xem giờ hoàng đạo của ngày đó trên tờ lịch là có thể chọn được giờ tốt để cúng bà mụ. Gia đình nào cẩn thận hơn thì có thể nhờ thầy bói, thầy chùa xem giờ.
6. Mâm cúng đầy tháng bé gái cần chuẩn bị gì?
Cúng đầy tháng bé gái miền Bắc, cúng đầy tháng bé gái miền Trung, cúng đầy tháng bé gái miền Nam đều giống nhau, chỉ khác nhau một chút trong việc chuẩn bị đồ lễ.
Lễ vật cúng đầy tháng bé gái miền Bắc
- 12 bát chè trôi nước
- 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn (xôi có thể là xôi gấc hoặc xôi đậu xanh)
- 1 mâm ngũ quả: chuối, bưởi, xoài, cam, quýt,…
- 1 lọ hoa tươi nhiều màu, tươi tắn
- Hương, nến, đèn cầy, gạo, nước muối sạch, nước lọc, rượu, tiền hàng mã.
- 13 miếng trầu têm cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy đẹp, 13 nén vàng.
- 1 con gà luộc
- Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm 13 bộ chén đũa, dĩa, 1 đôi đũa hoa.
Lễ vật cúng đầy tháng bé trai Miền Trung
- 12 bát chè đậu xanh
- 12 đĩa xôi
- 12 bát cháo
- 12 đĩa bánh dành cho trẻ con
- 12 đĩa thịt lợn quay
- 12 ly rượu hoặc 12 ly nước
- 1 bình hoa tươi, nhanh hương để đốt, trà, rượu, đèn, nước muối, gạo, 1 bộ hình thể ghi tên ngày/tháng/năm sinh của bé.
- 13 miếng trầu têm cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng.
Lễ vật cúng đầy tháng bé trai miền Nam
- 12 chén chè đậu trắng
- 13 đĩa xôi (xôi lá cẩm hoặc xôi gấc)
- 1 con gà luộc
- 1 bộ tam sên: thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc
- 1 mâm ngũ quả
- 1 bình hoa tươi (hoa hồng hoặc hoa ly), nhanh hương, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo, 1 bộ hình thể ghi tên ngày/tháng/năm sinh của bé.
- 13 miếng trầu têm cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp, 13 nén vàng.
Mâm lễ cúng đầy tháng bé gái đơn giản
7. Nghi thức cúng đầy tháng bé gái
Khi chuẩn bị xong các lễ vật, chúng ta sắp lên thành 2 mâm: 1 mâm to, 1 mâm nhỏ hơn. 2 mâm được bày chính giữa hương án và sắp cao thấp hơn nhau 12 phân. Sắp thành 12 bộ lễ vật cho 12 bà mụ và 1 bộ lễ to hơn để cho bà mụ chúa.
Mâm lễ mặn có hương hoa, nước trang để mâm trên còn mâm dưới tôm, cua, ốc. Sắp 1 mâm để đầu giường bé nằm để cúng bà mụ.
Cúng bà mụ xong, đem đốt hết quần áo tiền vàng còn bim bim, hoa quả thì bóc, chia lộc cho trẻ em trong nhà.
8. Văn khấn cúng đầy tháng cho bé gái
Dưới đây là bài văn khấn cúng đầy tháng bé gái được các gia đình hay áp dụng nhất, các bạn có thể tham khảo:
Bài cúng đơn giản: “Hôm nay, con gái con vừa tròn 1 tháng, gia đình có bày lễ vật cúng đầy tháng cho bé, cung thỉnh thập nhị mụ và tam đức ông về chứng nhận nghi lễ và phù hộ cho cháu được mạnh khỏe, ăn ngoan, ngủ yên, phù hộ độ trì cho gia đình con luôn luôn mạnh khỏe, bình an”.
Bài cúng chi tiết:
“Con kính lạy
Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày…tháng…năm…Tín chủ con là….Thê….sinh được cô con gái đặt tên là….Ngụ trú tại:….Nay nhân ngày đầy tháng cho con, chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa, lễ vật bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là…sinh ngày…được mẹ tròn con vuông. Con cúi lạy xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho cháu được ăn ngoan, ngủ yêu, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương vô ách, phù hộ đồ trị cho cháu luôn được tươi đep, thông minh, sáng dạ, thân mệnh bình yên, kiếp người được hưởng vinh hoa phú quý. Con xin thành tâm đỉnh lễ cúng mụ đầy tháng cho con trai, cúi xin được chứng giám lòng thành. Nam mô a di Đà Phật (3 lần)”.
Trên đây là nghi lễ cúng đầy tháng bé gái. Nhìn chung lễ cúng mụ cho bé gái gần giống bé trai. Các bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những thiếu xót không đáng tiếc xảy ra nhé.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội