Có Dấu Hiệu Mang Thai Nhưng Thử Que 1 Vạch Là Tại Sao?

Có Dấu Hiệu Mang Thai Nhưng Thử Que 1 Vạch Là Tại Sao?

Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là tình trạng không hiếm gặp trong xã hội hiện nay. Vậy nguyên nhân từ đâu. Tại sao lại như vậy. Hãy cùng xem nhé.

Thấu hiểu sự lo lắng, hồi hộp của những người có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch, bài viết hôm nay mekhoeconthongminh.com sẽ giúp bạn đi tìm nguyên nhân gây nên sự việc này.

1. Các dấu hiệu cho biết bạn đang mang thai

  • Mất chu kỳ kinh nguyệt: Dấu hiệu mang thai phổ biến và chính xác nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì một số lý do như: căng thẳng, mệt mỏi, thừa cân, các bệnh lý của hội chứng buồng đa năng cũng có thể khiến hiện tượng kinh nguyệt bị chậm hoặc mất đi.
  • Ngực mềm hơn: Ngực mềm hơn, nhạy cảm hơn cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng mang thai sớm.
  • Nhiệt độ cơ bản tăng: Đây cũng là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ, ngay trước khi thử thai dương tính. Nhiệt độ cơ bản là nhiệt độ ngay khi bạn vừa thức dậy, không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động hàng ngày và các hormone.
  • Ốm nghén: Khi mang thai, phải có đến một nửa chị em bị ốm nghén. Điều này là do nồng độ estrogen đột nhiên tăng cao khi mang thai. Bên cạnh đó, mùi đồ ăn, nước hoa, khói thuốc lá cũng dẫn đến triệu chứng ốm nghén, buồn nôn.
  • Đi tiểu thường xuyên: Hiện tượng này rất phổ biến khi chị em mang thai ở 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường thai kỳ.
  • Mệt mỏi, buồn ngủ thường xuyên: Là triệu chứng phổ biến, được xuất hiện ngay từ khi cơ thể chuẩn bị cho một quá trình mang thai.
  • Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt: Do mạch máu mở rộng và tích máu ở các mạch máu nên phụ nữ mang thai thường xuyên có cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
  • Da nổi mụn, sạm đen: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi làm ảnh hưởng đến da. Da xuất hiện mụn, đốm đen, sần sùi, xấu xí.
  • Thay đổi tâm trạng: Do thay đổi nồng độ hormone nên bạn đột nhiên sẽ cảm giác buồn bã hoặc thay đổi cảm xúc mãnh liệt. Đây cũng là dấu hiệu sớm của thai kỳ.

có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch, có triệu chứng mang thai nhưng thử que 1 vạch, có dấu hiệu có thai nhưng thử que 1 vạch, có biểu hiện mang thai nhưng thử que 1 vạch, có các dấu hiệu có thai nhưng thử que 1 vạch, có triệu chứng có thai nhưng thử que 1 vạch, có các triệu chứng có thai nhưng thử que 1 vạch, hiện tượng có thai nhưng thử que 1 vạch

Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch

2. Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch?

Thực tế có rất nhiều chị em cảm thấy mình như đang có thai, xuất hiện các triệu chứng của mang thai như: mất chu kỳ kinh nguyệt, mệt mỏi, ốm yếu, buồn nôn,…Tuy nhiên, kết quả thử que vẫn có 1 vạch. Vậy tại sao?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bạn có triệu chứng mang thai nhưng thử que 1 vạch:

2.1 Mang thai giả

Mang thai giả là tình trạng của một người phụ nữ đang tin rằng mình đang có bầu. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những người sảy thai nhiều lần, hiếm muộn, vô sinh đang bị rối loạn tâm lý, mong muốn có con từng ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng mang thai giả có thể là:

  • Mất chu kỳ kinh nguyệt
  • Tăng cân
  • Có dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn
  • Bụng sưng to như kiểu có thai
  • Vú to, mềm mại, núm vú phát triển
  • Có cảm giác như thai nhi đang di chuyển trong bụng

Các triệu chứng mang thai giả có thể kéo dài trong vài tuần, vài tháng, thậm chí là cả 9 tháng 10 ngày như một chu kỳ thai bình thường.

2.2 Do nồng độ Progesterone trong máu tăng cao

Nồng độ Progesterone trong máu tăng cao cũng là nguyên nhân khiến bạn xuất hiện các dấu hiệu mang thai, kể cả khi bạn không có thai.

Sau khi rụng trứng, nồng độ Progesterone trong máu đột ngột tăng cao gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Bạn dễ bị xúc động, đau ngực, táo bón, tích trữ nước trong cơ thể. Đồng thời, xuất hiện thêm một số triệu chứng giống với mang thai, khiến bạn nhầm tưởng như đang có thai.

Nếu bạn không có thai thì sau 12-16 ngày trứng rụng, nồng độ hormone Progesterone sẽ suy giảm, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

2.3 Các bệnh lý liên quan

Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là: hội chứng buồng trứng đa năng, nhiễm trùng đường tiết niệu, các vấn đề về tuyến giáp khiến chị em mất chu kỳ kinh nguyệt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ, buồn nôn,…

có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch, có triệu chứng mang thai nhưng thử que 1 vạch, có dấu hiệu có thai nhưng thử que 1 vạch, có biểu hiện mang thai nhưng thử que 1 vạch, có các dấu hiệu có thai nhưng thử que 1 vạch, có triệu chứng có thai nhưng thử que 1 vạch, có các triệu chứng có thai nhưng thử que 1 vạch, hiện tượng có thai nhưng thử que 1 vạch

Hội chứng buồng trứng đa năng cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng mang thai giả

3. Vì sao mang thai nhưng thử que chỉ có 1 vạch?

Với những chị em đã có thai mà thử que chỉ có 1 vạch có thể là do các nguyên nhân sau:

3.1 Thử thai quá sớm

Sau khi thụ tinh thành công, phải mất 7 – 12 ngày trứng mới đi vào tử cung và làm tổ. Lúc này, nồng độ hoocmon HCG mới từ từ tăng lên. Nếu bạn thử thai quá sớm thì kết quả chỉ có 1 vạch mà thôi.

3.2 Que thử thai kém chất lượng

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại que thử thai. Nếu bạn mua phải que thử thai kém chất lượng thì dễ dẫn đến tình trạng bị sai, que không lên vạch

3.3 Kiểm tra không đúng cách

Tiến hành thử que không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến bạn vì sao có thai mà thử que vẫn có 1 vach.

Các lỗi thường gặp khi thử thai tại nhà như sau:

  • Lượng nước tiểu quá ít, không đủ để sử dụng
  • Thời gian tiến hành thử thai quá nhanh, không đủ thời gian yêu cầu

3.4 Que thử thai hết hạn sử dụng

Thử thai vào thời điểm quá muộn trong ngày

Nếu bạn thử thai vào buổi chiều tối, đêm khuya thì lượng nước tiểu có thể bị ảnh hưởng do nhiều yếu tố, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thử thai. Do đó, thời điểm tốt nhất để thử thai là buổi sáng khi nước tiểu chưa bị pha loãng.

3.5 Mang thai ngoài cổ tử cung

Mặc dù rất hiếm gặp nhưng mang thai ngoài tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch.

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi được thụ tinh không di chuyển đến tử cung để tạo thành phôi thai mà hợp tử của chúng có thể nằm ở các vị trí khác như: ống dẫn trứng, cổ tử cung, khoang bụng.

3.6 Hiệu ứng móc

Hiệu ứng móc cũng có thể gây nên tình trạng thử thai âm tính giả. Hiện tại, hiệu ứng móc chỉ xảy ra ở người phụ nữ có nồng độ hormone hCG cao. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng móc như:

  • Ung thư
  • Các bệnh lý liên quan đến thai kỳ
  • Mang thai ngoài tử cung

Tình trạng có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch có thể do nhiều nguyên nhân khác. Bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra, chuẩn đoán thường xuyên. Từ đó, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!