Chu Kỳ Kinh Nguyệt Ở Người Diễn Ra Trung Bình Bao Nhiêu Ngày?
Chắc hẳn có không ít chị em thắc mắc: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày là bình thường? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi này.
Chu kỳ kinh nguyệt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em. Vì thế việc tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày là điều cần thiết, chị em nên quan tâm.
1. Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt được định nghĩa là hiện tượng máu chảy ra từ âm đạo của người phụ nữ dưới sự tụt giảm đột ngột của estrogen hoặc estrogen cùng progesterone có tính chất chu kỳ.
Hiện tượng kinh nguyệt diễn ra 1 tháng/lần ở người phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (tức là kinh nguyệt xảy ra từ thời kỳ dậy thì đến thời kỳ mãn kinh). Và chúng diễn ra theo 1 chu kỳ đều đặn, có sự phối hợp nhịp nhàng của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể phụ nữ như: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng.
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra 1 tháng/lần ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
2. Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
Trung bình độ dài chu kỳ kinh nguyệt ở người là 28 ngày. Tuy nhiên, thực tế độ dài chu kỳ của phụ nữ dao động trong khoảng từ 23 đến 32 ngày. Tất cả những người phụ nữ có độ dài chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng này đều được xem là bình thường.
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt được đánh đấu là ngày bắt đầu của một chu kỳ. Hầu hết, chị em phụ nữ đều có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tức là mỗi chu kỳ họ đều kéo dài trong khoảng thời gian tương đương nhau.
Một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 – 7 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường thì có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định. Bạn cần phải tới gặp bác sĩ ngay để thăm khám và điều trị kịp thời.
Một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 – 7 ngày
3. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ diễn ra từ khi bạn bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 – 17 tuổi) cho đến hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 – 55 tuổi). Một chu kỳ hành kinh sẽ bao gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn kinh nguyệt
Giai đoạn kinh nguyệt (hay còn gọi là giai đoạn hành kinh) là giai đoạn đầu tiên của một chu kỳ kinh nguyệt. Chúng được diễn ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không được xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạch tử cung bong ra, rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ estrogen và progesterone giảm xuống, trứng được giải phóng ra bên ngoài kèm theo với đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung.
Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 7 ngày, nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.
Giai đoạn nang trứng
Giai đoạn nang trứng diễn ra song song với giai đoạn hành kinh, chúng bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi trứng rụng. Trong giai đoạn này, cơ thể tiến hành các công đoạn để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mang thai.
Hormone GnRH và nồng độ hormone FSH dần tăng lên thức đẩy trứng chín, thông thường có 15 – 20 tế bào trứng. Mỗi một tế bào trứng được bọc trong 1 túi nhỏ được gọi là nang trứng. Trong số các nang trứng đó sẽ có 1 nang trứng phát triển nhanh hơn, còn tất cả các nang trứng chỉ đạt đến đường kính từ 18 – 25mm. Nang trứng trội hơn sẽ được phóng thích trong chu kỳ kinh nguyệt lần này. Nếu cơ thể phát triển 2 nang trứng trội sẽ được phóng thích, phụ nữ có khả năng sinh đôi.
Giai đoạn rụng trứng
Rụng trứng là giai đoạn trứng được phóng thích vào buồng trứng. Giai đoạn này thường xảy ra ở ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Sự gia tăng của nồng độ estrogen khiến nồng độ hormone LH tăng lên. Sau khoảng 36 giờ, nồng độ hormone LH tăng, các nang trứng sẽ phóng thích vào ống dẫn trứng. Thời điểm đó, nếu trứng gặp được tinh trùng sẽ bắt đầu quá trình thụ tinh.
Trứng chỉ tồn tại trong ống dẫn trứng từ 12 – 24 giờ. Trong khi, tinh trùng có thể tồn tại được 5 ngày trong đường sinh dục của nữ giới. Vì thế, nếu trứng rụng vào ngày 15 của chu kỳ mà quan hệ tình dục trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 thì khả năng có thai là rất cao.
Giai đoạn hoàng thể
Là giai đoạn sau khi trứng rụng, thường diễn ra từ ngày thứ 15 của chu kỳ. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone FSH và hormone LH giảm. Cơ hội thụ thai cao đã trôi qua, cơ thể đang tiến hành chuẩn bị cho kỳ kinh mới.
Trong buồng trứng, các nang trứng rỗng bị xẹp xuống, trở thành một khối tế bào nhỏ màu vàng được gọi là thể vàng hay là hoàng thể. Hoàng thể sản xuất progesterone khiến chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ trở nên đặc và dính hơn.
Trường hợp, tế bào tinh trùng ở ống dẫn trứng lớp niêm mạc sẽ tiết ra các chất đặc biệt nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Sau 1 tuần, hợp tử bám vào thành niêm mạc tử cung để làm tôt, đó là thời điểm chị em chính thức mang thai. Trong 1 tuần, chị em sẽ nhận được kết quả dương tính sau khi thử thai bằng que. Dần dần, các triệu chứng mang thai xuất hiện rõ rệt và nhiều hơn.
Nếu trứng không được thụ tinh hoặc thụ tinh mà không tồn tại được thì sẽ bước vào giai đoạn thái hóa. Trong những ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen và progesterone ở phụ nữ không mang thai sẽ giảm xuống khiến các mạch máu trong niêm mạc tử cung co lại, bong ra gây nên hiện tượng co thắt, đau bụng kinh. Cuối cùng, các mạch máu trong niêm mạch vỡ ra, máu của các mô niêm mạc được đào thải ra ngoài qua đường âm đạo và bắt đầu một chu kỳ mới.
Trên đây là thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ. Chắc hẳn có nhiều người chưa rõ về những gì xảy ra trong kỳ kinh nguyệt của mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chúng. Từ đó, có những biện pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý trong giai đoạn này.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội