Chảy Máu Chân Răng Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
Chảy máu chân răng là căn bệnh phổ biến mà ai cũng dễ mắc phải. Vậy nguyên nhân từ đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Chắc hẳn, ai cũng quan tâm đến câu hỏi: Chảy máu chân răng là bệnh gì? Chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Đây là căn bệnh về răng miệng, tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cũng không được chủ quan khiến bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1. Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là bệnh về răng miệng, liên quan đến tình trạng lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Bệnh này thường xuất hiện nhiều và phổ biến ở mọi đối tượng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh không chỉ nặng hơn mà còn gây ra nhiều bệnh về răng miệng khác nặng hơn.
Chảy máu chân răng là tình trạng lợi xung quanh chân răng bị chảy máu
2. Nguyên nhân gây ra bệnh chảy máu chân răng
Viêm nướu
Chảy máu chân răng là dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh viêm nướu. Nếu các mảng bám trên răng tại các đường viền không được vệ sinh sạch sẽ, kỹ càng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên các triệu chứng về viêm nướu. Nướu đau nhức, sưng, chảy máu chân răng khi bạn ăn uống, đánh răng.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Có một số loại thuốc, khi dùng sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần hỏi ngay ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Đánh răng bằng bàn chải cứng
Mọi người thường có suy nghĩ dùng bàn chải lông cứng thì sẽ làm sạch răng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi bàn chải lông cứng dễ làm tổn thương lợi nướu, gây sưng đau, chảy máu. Vì thế, bạn nên ưu tiên lựa chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng, không đánh theo chiều ngang để chống mài mòn răng.
Chỉ nha khoa
Thay vì sử dụng tăm, ngày nay mọi người ăn uống xong thường có thói quen dùng chỉ nha khoa để lấy sạch những mảng bám mắc vào răng. Tuy nhiên, nếu sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ gây nên hiện tượng chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng có thể là do sử dụng chỉ nha khoa không đúng cách
Thói quen vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng qua loa hoặc đáng răng dùng lực quá mạnh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chảy máu chân răng.
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
Nếu lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Một khi hệ miễn dịch bị suy yếu thì bạn cũng dễ mắc các bệnh về răng miệng, thức khuya suy nghĩ nhiều gây đau đầu, mệt mỏi, chảy máu chân răng.
Thay đổi nội tiết tố nữ
Ở tuổi dậy thì, mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc uống thuốc tránh thai khá nhiều,…sẽ khiến progesterone được sản sinh nhiều hơn, làm tăng lưu lượng máu tới lợi, gây chảy máu chân răng.
Hút thuốc lá
Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, răng sẽ bám nhiều vi khuẩn hơn. Đặc biệt, trong thuốc lá chứa nhiều thành phần gây hại dễ khiến bạn mắc các bệnh về nưới lợi và trong đó phổ biến nhất là chảy máu chân răng.
Răng mọc lệch, khấp khểnh
Khi răng mọc lệch, chen chúc nhau để mọc sẽ khiến bạn vệ sinh răng miêng khó khăn hơn, thức ăn giắt ở trong răng rất khó lấy ra khiến lợi dễ bị viêm, phát sinh chảy máu lợi.
Bệnh lý về gan
Gan là 1 bộ phận lớn của cơ thể đảm nhận nhiều chức năng quan trọng, trong đó có cả chức năng đông máu. Bất kể người nào mắc bệnh về gan đều làm ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa của gan, gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm, trong đó có cả chảy máu chân răng.
Người bị mắc các bệnh về gan cũng dễ bị chảy máu chân răng
3. Chảy máu chân răng thiếu chất gì?
Ngoài các nguyên nhân trên, chảy máu chân răng còn do chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C và vitamin K. Cụ thể:
Thiếu vitamin C
Vitamin C đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu, chống oxy hóa. Đồng thời, chúng còn có khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bởi vậy, thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng. Mọi người còn có kế hoạch sớm để bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Thiếu vitamin K
Chắc hẳn ít ai biết đến tầm quan trọng của vitamin K đối với sức khỏe con người. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K sẽ gây nên nhiều bệnh như máu khó đông, loãng xương, suy giãn tĩnh mạch, thận, giảm trí nhớ,…Ngoài ra, vấn đề thiếu hụt vitamin K cộng với quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng có thể là do thiếu vitamin C hoặc vitamin K
4. Biện pháp phòng tránh bệnh chảy máu chân răng
Hiện tại, các biện pháp phòng tránh bệnh chảy máu chân răng rất đa dạng. Tuy nhiên việc chăm sóc răng miệng và để ý đến bản thân là quan trọng nhất. Bạn có thể thực hiện hàng ngày để cải thiện triệu chứng trên:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, đúng cách bằng loại kem đánh răng có chứa Fluor hoặc kết hợp với chỉ tơ nha khoa. Lưu ý: Bạn nên chọn bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương cho nướu, lợi. Thời gian đánh răng là 3 – 5 phút/lần và thực hiện 2 lần/ngày.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối, ngày 3 lần để lợi khỏe mạnh hơn.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đồ ăn ngọt, nước uống có gas. Bổ sung vitamin C và các khoáng chất cần thiết ngay nếu bị thiếu.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá.
- Suy nghĩ tích cực, làm việc sinh hoạt, điều độ để tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Bạn nên hỏi bác sĩ trước về tác dụng phụ của thuốc khi dùng để có biện pháp phòng tránh các tác dụng đó.
- Nên lấy cao răng ít nhất là 1 lần trong thời kỳ mang thai.
- Chủ động đặt lịch hẹn thăm khám và lấy cao răng trong định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần.
- Khi phát hiện thấy lợi chảy máu thì cần đến bệnh viện, cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh ngay.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh chảy máu chân răng. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh chảy máu chân răng hiệu quả, mang lại hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội