Cấy Que Tránh Thai Có Đau Không? Có Tác Dụng Phụ Gì Không?

Cấy Que Tránh Thai Có Đau Không? Có Tác Dụng Phụ Gì Không?

Cấy que tránh thai là biện pháp tránh thai mới, an toàn, hiện đại. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Cấy que tránh thai có đau không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Ngày nay với sự phát triển của nền y học hiện đại, ngoài việc sử dụng bao cao su, đặt vòng, uống thuốc tránh thai, chị em còn có thể sử dụng phương pháp cấy que tránh thai. Vậy cấy que tránh thai có đau không? Có hiệu quả trong vòng mấy năm? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Que tránh thai là gì?

Que tránh thai là một thanh nhựa có chiều dài khoảng 4cm, bên trong chứa 68mg etonogestrel – một loại hormone được tổng hợp từ buồng trứng của người phụ nữ giúp ngăn ngừa thai bằng cách làm ức chế quá trình rụng trứng. Đồng thời, làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung để ngăn ngừa tình trạng tinh trùng xâm nhập vào bên trong của cơ thể.

Trong 1 năm đầu tiên, que tránh thai sẽ giải phóng khoảng 60 – 70 microgam etonogestrel vào máu rồi từ từ giảm xuống còn khoảng 25 microgam mỗi ngày trong năm thứ 3. Như vậy, que tránh thai sẽ có thời hạn sử dụng 3 năm. Hết 3 năm nó sẽ được lấy ra vào bạn sẽ phải cấy 1 que tránh mới thay vào chỗ cũ nếu bạn muốn ngừa mang thai tiếp theo.

Que tránh thai là một thanh nhựa có chiều dài khoảng 4cm, bên trong chứa 68mg etonogestrel

2. Quy trình cấy que tránh thai

Trước khi thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn để xem bạn có phù hợp với biện pháp tránh thai này không. Sau đó, thực hiện cấy que tránh thai theo quy trình sau:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ xác định vị trí cần cấy que tránh thai. Sau đó, tiêm hoặc xịt một lượng nhỏ thuốc gây tê dưới da ở bên trong cánh tay không phải là tay thuận của bạn.
  • Bước 2: Khi thuốc tê có tác dụng, bác sĩ sẽ cấy que tránh thai ở dưới vùng da tay bằng một dụng cụ hỗ trợ cáy vô trùng. Bên trong dụng cụ này, chứa 1 ống có chứa que tránh thai.
  • Bước 3: Bác sĩ kéo chiếc ống và để lại que tránh thai nơi dưới da bắp tay của bạn.
  • Bước 4: Nhấc dụng cụ hỗ trợ ra khỏi cánh tay của bạn. Như vậy là hoàn thành xong thủ thuật cấy que tránh thai.

Lưu ý: Tại vị trí cấy que tránh thai, bạn có thể bị chảy máu và bác sĩ sẽ quấn băng vào tay bạn và bạn cần giữ trong vòng 24h mới được tháo ra.

Quy trình cấy que tránh thai

3. Cấy que tránh thai có đau không?

Việc cấy que tránh thai được thực hiện bởi các trung tâm y tế, bệnh viện chuyên khoa. Quy trình cấy que tránh thai chỉ diễn ra trong vòng vài phút và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau và gây tê vùng tay thực hiện nên hầu hết các chị em không có cảm giác đau đớn gì trong quá trình thực hiện cấy que tránh thai. Tuy nhiên, do cơ địa mỗi người là khác nhau nên nhiều chị em cảm giác khó chịu, đau nhói 1 chút sau khi hết thuốc tê và thuốc giảm đau. Cảm giác này thường kéo dài từ 1 – 2 ngày.

Bên cạnh đó, tại vị trí cấy que tránh thai, chị em có thể gặp phải tình trạng hơi tấy đỏ, vùng da bị tổn thương thay đổi màu xanh, đỏ hoặc tím tùy vào từng mức độ. Bạn không cần phải lo lắng gì nhiều bởi đây là điều hoàn toàn bình thường và chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày.

4. Tác dụng phụ của cấy que tránh thai

Tương tự như các biện pháp tránh thai khác, cấy que tránh thai cũng mang đến một số tác dụng phụ cho người dùng như:

Rối loạn kinh nguyệt: Trong vài tháng đầu khi cấy que tránh thai, chị em sẽ phải đối diện với việc kinh nguyệt ra ít hơn hoặc rong kinh, mất kinh.

Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: đau đầu, chóng mặt, tăng cân, nổi mụn, giảm ham muốn. Tuy nhiên, tất cả các tác dụng phụ này đều không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nên các bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Cấy que tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

5. Khi nào nên cấy que tránh thai?

Chỉ cần chắc chắn không mang thai là chị em có thể cấy que tránh thai. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để làm thủ tục này là trong vòng 5 ngày đầu của chu kỳ kinh hoặc trong vòng 5 ngày đầu sau khi sảy thai. Còn với phụ nữ sau sinh thì có thể cấy trong vòng 21 ngày sau sinh.

Lưu ý: Cấy que tránh thai có tác dụng tránh thai sau 7 ngày kể từ khi cấy. Vì thế, để tránh tình trạng mang thai ngoài ý muốn, bạn vẫn nên dùng bao su trong trong khoảng 1 – 2 tuần đầu.

6. Những trường hợp không nên cấy que tránh thai

Không phải phụ nữ nào cũng áp dụng được biện pháp tránh thai bằng phương pháp cấy que. Những trường hợp dưới đây không nên cấy que:

  • Có khả năng đang mang thai: Với trường hợp này bạn nên làm xét nghiệm để chắc chắn về tình trạng có thai hay không.
  • Không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi.
  • Phụ nữ đang sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ làm giảm hiệu quả tránh thai của que tránh thai như: thuốc điều trị bệnh lao, động kinh, HIV và một số loại thuốc kháng sinh khác.
  • Chảy máy giữa các chu kỳ mà không rõ các nguyên nhân.
  • Có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, bệnh gan, đột quỵ,…

Tóm lại, cấy que tránh thai là phương pháp hiện đại, an toàn, không đau, giúp chị em phòng ngừa được tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, chúng cũng có một số nhược điểm và tác dụng phụ. Vì thế, để đảm bảo an toàn cao nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!