Cách Rửa Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Vừa Nhanh Vừa Hiệu Quả
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì thế, để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, tránh tình trạng bệnh nặng hơn, cha mẹ cần biết cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh.
Dưới đây là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả, ba mẹ nên tham khảo để áp dụng ngay nhé.
1. Tác dụng của rửa mũi đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách vệ sinh mũi phổ biến mà các mẹ hay sử dụng cho trẻ mỗi khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc mắc các bệnh về viêm mũi họng. Theo các chuyên gia, việc rửa mũi đúng cách sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:
- Làm sạch khoang mũi: Dung dịch rửa mũi khi được đưa vào mũi sẽ triệt tiêu và loại bỏ các vi khuẩn gây hại. Từ đó giúp khoang mũi được sạch sẽ và thông thoáng hơn.
- Loại bỏ các yếu tố gây bệnh viêm mũi họng: Việc rửa mũi sẽ lấy đi lượng đờm, chất nhầy cùng vi khuẩn có trong đường mũi họng của trẻ. Từ đó, làm hạn chế nguy cơ bị viêm mũi họng cho bé.
- Giúp phát huy hiệu quả của việc dùng thuốc: Các bác sĩ cho biết, việc rửa mũi sạch sẽ cho bé trước khi dùng thuốc của bác sĩ kê sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả một cách tốt nhất. Bởi dù có dùng “thần dược” mà mũi của con quá nhiều dịch nhầy bít tắc thì thuốc cũng vô tác dụng.
- Giúp cải thiện đường hô hấp: Rửa mũi đúng cách sẽ cải thiện khả năng tự làm sạch của hệ thống hô hấp, giảm kích ứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Mang lại cảm giác dễ chịu cho khoang mũi: Do loại bỏ đờm mũi, chất nhầy nên việc rửa mũi đúng cách sẽ giúp trở bớt thở khò khè và dễ chịu hơn.
Rửa mũi đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé
2. Khi nào nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Rửa mũi đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé. Tuy nhiên, các bạn không được lạm dụng quá nhiều, phải biết rửa mũi đúng lúc, đúng thời điểm và tần suất rửa mũi là hợp lý.
Những trường hợp nên rửa mũi cho bé
- Bé có hiện tượng bị tắc mũi do dịch mũi đặc quánh, không thể chảy ra ngoài được.
- Thở khò khè, nhiều đờm, nhiều chất nhầy.
- Bé bị viêm mũi, nghẹt mũi, khó thở.
Tần suất rửa mũi cho bé
- Rửa mũi rất tốt nhưng các bạn không nên rửa quá nhiều lần cho bé trong một ngày. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ có thể rửa hằng ngày cho bé nhưng phải nhớ rửa trước khi cho bé bú hoặc ăn vì nếu thực hiện sau khi ăn, con rất dễ bị nôn chớ.
Ba mẹ nên rửa mũi cho bé trong trường hợp bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè
3. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý
Cha mẹ nên áp dụng cách này trong trường hợp bé bị viêm mũi nhẹ, đờm không quá đặc.
Lúc này, mẹ cần dùng chai nước muối sinh lý nhỏ và đặt con nằm nghiêng rồi nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của con. Thực hiện như vậy từ 3 – 4 lần/ngày để mũi con luôn được sạch sẽ và khô thoáng.
Cách rửa mũi cho trẻ bằng dung dịch dạng xịt
Rửa mũi bằng dung dịch dạng xịt thường được áp dụng cho bé bị viêm mũi mãn tính hoặc viêm xoang.
Cách thực hiện cũng khó đơn giản, mẹ chỉ cần đặt con nằm nghiêng một chút và xịt vào 2 bên mũi của bé. Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng từ 2 – 3 lần/ngày.
Cách rửa mũi cho bé bằng ống bơm, xilanh
Phương pháp này áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên, khi bé đã biết ngồi vững và khi rửa mũi cho bé, ba mẹ lưu ý không được bơm quá mạnh vì nước có thể lên tay con. Cha mẹ nên đặt con ở tư thế cúi ra trước một góc 30 – 45 độ và bơm một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, không đứt quãng, tránh làm bé sợ hãi khi rửa mũi.
Cách rửa mũi cho bé bằng bình rửa mũi, máy hút mũi
Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ thường chưa cứng cổ nên việc ngồi rất khó khăn. Do đó, cha mẹ nên sử dụng các dụng cụ hút mũi để hút mũi cho bé.
Hiện nay, các dụng cụ hút mũi cho bé đều được trang bị đầu silicon mềm có tốc độ hút nhẹ nhàng, êm ái, dễ dàng lấy đi lượng đờm và chất nhầy trong đường họng của bé nên ba mẹ hoàn toàn yên tâm. Tuy nhiên, ba mẹ chỉ nên hút mũi cho bé từ 1 – 2 lần/ngày thôi nhé.
Khi sử dụng máy hút mũi, ba mẹ chỉ nên hút mũi cho bé từ 1 - 2 lần/ngày
4. Một số lưu ý khi hút mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Việc rửa mũi đúng cách và sạch sẽ là điều rất tốt cho sức khỏe của trẻ. Đây được xem là bước đệm để tăng cường sức đề kháng cho con về sau này. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, ba mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Quá trình rửa mũi cho bé nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhất là khi sử dụng ống bơm hoặc dụng cụ hút mũi. Vì hút chất nhầy quá mạnh sẽ khiến các mô nhỏ bên trong mũi bị vỡ ra, dẫn đến tình trạng chảy máu và làm cho chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lựa chọn tư thế phù hợp nhất để rửa mũi cho con để con không bị hoảng sợ khi rửa mũi.
- Khi rửa mũi cho bé, tốt nhất nên có 2 người, một người để giữ bé và một người tập trung rửa mũi cho bé.
- Người lớn phải rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện quá trình làm sạch mũi cho bé.
- Không trực tiếp dùng bằng miệng để hút đờm dãi cho bé vì rất dễ gây mất vệ sinh và lực hút mạnh còn dễ làm mỏng thành mũi của bé, tạo ra những tổn thương không đáng có.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng các loại máy hút mũi, ống đờm.
- Sau khi sử dụng xong, bạn cần làm sạch tất cả các bộ phận của dụng cụ hút mũi bằng nước ấm hoặc xà phòng.
- Cuối cùng hãy kiên nhẫn điều trị cho con bởi không có một phương pháp nào giúp con khỏi bệnh được ngay trong vòng 1 – 2 ngày. Vì thế, hãy tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
Trên đây là cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ rửa mũi cho con một cách đơn giản và thành thạo hơn.
Chúc các bạn thành công với phuong pháp rửa mũi này.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội