Bé Ho Nhiều Đờm Phải Làm Sao? Mẹo Chữa Ho Đờm Tốt Nhất Cho Bé

Bé Ho Nhiều Đờm Phải Làm Sao? Mẹo Chữa Ho Đờm Tốt Nhất Cho Bé

Khi thấy trẻ bị ho nhiều, ho có đờm, chắc hẳn bố mẹ không khỏi lo lắng. Vậy bé ho nhiều đờm phải làm sao? Mẹ cần chăm sóc bé như thế nào?

Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, các mẹ chỉ cần áp dụng cách chăm sóc trẻ theo phương pháp dưới đây, đảm bảo tình trạng bé ho nhiều đờm cũng sẽ chấm dứt nhanh chóng.

1. Bé ho nhiều đờm là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho có đờm là dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết giao mùa hoặc trẻ hít phải khói bụi, khói thuốc lá,…Hiện tượng này không chỉ gây cảm giác khó chịu cho trẻ mà còn khiến trẻ bị mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, gây viêm niêm mạc hô hấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ho nhiều đờm là các bệnh lý liên quan đến hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi. Ho chính là dấu hiệu đầu tiên giúp cha mẹ nhận biết bệnh sớm và đưa ra các phương pháp điều trị tốt nhất cho con.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu cứ để tình trạng ho có đờm kéo dài mà không được thăm khám và điều trị sớm thì trẻ dễ bị viêm, dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi. Bệnh ở giai đoạn này tiến triển rất nhanh, làm ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ, một số trường hợp xấu còn có thể làm suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Ngoài nguyên nhân trên thì tình trạng ho nhiều đờm ở trẻ còn có thể do dị vật đường thở gây ra. Cụ thể: Trẻ cầm nắm 1 vật nhỏ ngậm, nuốt hoặc nhét vào lỗ mũi lúc nào mà cha mẹ không hay. Nếu không được phát hiện và xử lý kip thời, trẻ dễ gặp tình trạng viêm nhiễm, gây viêm phổi do mắc dị vật đường hô hấp.

bé nhiều đờm mũi, bé nhiều đờm thở khò khè, bé nhiều đờm khó thở, bé nhiều đờm phải làm sao, bé nhiều đờm không ho, bé ho nhiều đờm, bé ho nhiều đờm phải làm sao, bé ho nhiều đờm không sốt, bé có nhiều đờm nhưng không ho, bé ho nhiều đờm uống thuốc gì

Bé ho nhiều đờm là các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản,...

2. Bé ho nhiều đờm phải làm sao?

Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý

Bạn nên mua dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% ở các hiệu thuốc, bệnh viện để rửa mũi cho bé. Nước muối sinh lý làm mềm chất nhầy có trong mũi nên mẹ dễ dàng loại bỏ chúng hơn.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên thực hiện thao tác theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp con dễ chịu và thoải mái hơn.

Bổ sung nhiều nước cho con

Một lời khuyên dành cho mẹ khi có con bị ho nhiều đờm là hãy cho bé uống nhiều nước. Việc giữ nước cho cơ thể giúp bé chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé được thông suốt hơn.

Bên cạnh việc uống nước tinh khiết, mẹ có thể bổ sung thêm sữa, nước ép trái cây, canh, soup cho con,…

Kê cao đầu cho con khi ngủ

Trẻ em dưới 18 tháng tuổi thì không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Bởi thời điểm này, xương cổ của con còn chưa cứng cáp, nằm gối cao sẽ làm tổn thương xương cổ của con. Vậy với trẻ ho nhiều đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi mẹ phải làm sao? Theo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của trẻ thì mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt 1 chiếc khăn cuộc dưới nệm cho bé, sau đó đặt đầu bé ở phần được kê cao.

Sử dụng các loại thảo dược làm tăng cường sức đề kháng cho bé

Trẻ ho nhiều đờm thường xuất phát từ việc suy yếu hệ miễn dịch nên dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên bổ sung các loại thảo dược này cho bé để nâng cao hiệu quả điều trị.

bé nhiều đờm mũi, bé nhiều đờm thở khò khè, bé nhiều đờm khó thở, bé nhiều đờm phải làm sao, bé nhiều đờm không ho, bé ho nhiều đờm, bé ho nhiều đờm phải làm sao, bé ho nhiều đờm không sốt, bé có nhiều đờm nhưng không ho, bé ho nhiều đờm uống thuốc gì

Bé ho nhiều, mẹ nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé

3. Một số mẹo dân gian hỗ trợ trị ho nhiều đờm cho bé

Theo khuyến cáo của bác sĩ: Khi trẻ bị ho, các mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh ngay cho con trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Thay vào đó, các mẹ có thể áp dụng các mẹo trị ho dưới đây:

Mẹo trị ho bằng nước vo gạo và lá diếp cá

Rau diếp cá được xem là loại thuốc kháng sinh có tác dụng trị ho cực kỳ hiệu quả cho bé nên mẹ có thể dùng lá diếp cá với nước vo gạo để trị ho có đờm cho bé.

Chuẩn bị:

  • 4 – 5 lá diếp cá
  • 1 chén nước gạo

Cách làm:

  • Lá diếp cá rửa sạch, để ráo nước rồi đem giã nhuyễn.
  • Nước gạo gạn lấy phần đục rồi đem đun sôi trên bếp. Khi nước sôi, mẹ cho lá diếp cá đã giã nhuyễn vào đun cùng. Đợi nước sôi trở lại rồi tắt bếp, để nguội.
  • Mỗi lần cho bé uống, mẹ lấy khoảng 2 – 3 thìa. Ngày thực hiện 3 – 4 lần, đảm bảo cục đờm của bé tan hết nhanh chóng.

Cách trị ho có đờm cho bé bằng lá húng chanh

Lá húng chanh chứa rất nhiều tinh dầu, trong đó chủ yếu là cavaron giúp tiêu đờm, trừ độc hiệu quả nên chữa trị tình trạng trẻ ho có đờm rất nhanh.

Chuẩn bị:

  • 4 – 5 lá húng chanh
  • 1 vài hạt muối

Cách thưc hiện:

  • Lá húng chanh rửa sạch rồi cho thêm vài hạt muối vào, giã dập.
  • Hòa phần lá húng chanh vừa giã dập với một chút nước sôi, sau đó lọc lấy phần nước cốt, cho bé uống 2 – 3 lần/ngày, đảm bảo cảm giác ngứa cổ họng của trẻ sẽ bị tan biến hết.

Ngoài cách trên, mẹ có thể cho lá húng chanh, 2 quả quất xanh, 1 ít đường phèn, hấp cách thủy trong khoảng 20 phút để cho bé uống.

Trị ho bằng quất và đường phèn

Theo Đông Y, quất có vị chua ngọt, tính mát. Thành phần bên trong chứa nhiều pectin, tinh dầu nên có tác dụng chống viêm, long đờm, kháng khuẩn, kháng virus. Đường phèn có vị ngọt, tính bì bổ tỳ và phế nên chưng cất đường phèn với quất sẽ tạo nên loại siro trừ ho, tiêu đờm cho bé.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 quả quất còn xanh
  • 1 ít đường phèn

Cách làm:

  • Quất rửa sạch, để ráo nước rồi cắt nhỏ chưng với ít đường phèn hoặc đem hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút.
  • Đợi siro nguội hẳn rồi cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết bé ho nhiều đờm phải làm sao. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ ngay với mekhoeconthongminh.com để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình nhé.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!