Thèm Ngọt Sinh Con Gì? Tại Sao Bà Bầu Lại Thèm Ăn Ngọt?
Từ xưa đến nay, ông bà ta đều cho rằng: Thèm ngọt sinh con trai, thèm chua sinh con gái. Vậy quan điểm này có đúng không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thèm ngọt sinh con gì nhé?
Thèm ngọt sinh con gì? Giai đoạn đầu khi mang thai, nếu bà bầu có thèm ăn ngọt, mọi người sẽ đồn đoán là mang thai con trai. Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo dân gian, được thu thập từ kinh nghiệm của người đi trước. Do đó, mẹ đừng tin quá và hãy hạn chế ăn đồ ngọt để tránh xa bệnh tiểu đường thai kỳ.
1. Tại sao bà bầu lại thèm ngọt khi mang thai?
Thèm ngọt khi mang thai được hiểu đơn giản là do sự thay đổi mạnh mẽ của hormone nội tiết tố. Lúc này, nhiều bà bầu bị nghén sẽ thấy đồ ngọt hợp khẩu vị với mình hơn so với các loại đồ ăn khác. Hơn nữa, việc ăn ngọt cũng kích thích vị giác phát triển hơn. Từ đó, giúp bà bầu lấy lại tinh thần thoải mái và sảng khoái hơn.
Thực tế, mọi người thường nghĩ, mang thai thèm chua là chủ yếu hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của các chuyên gia tại BabyCenter, số mẹ thích ăn chua chỉ đạt 10%, trong khi đó các mẹ thích ăn ngọt lên đến 40%. Vì thế, việc thèm ăn ngọt là điều hết sức bình thường và cũng mang lại nhiều điều thú vị cho mẹ. Thế nhưng, mẹ không nên ăn ngọt quá đà, vì đây thực sự là mối nguy hại đáng lo cho bà bầu.
Thèm ngọt khi mang thai chủ yếu là do sự thay đổi của hormone nội tiết tố
2. Thèm ngọt sinh con gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu thèm ngọt rất có thể sẽ sinh bé trai. Ngược lại, thèm chua sẽ sinh bé gái. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong số các dấu hiệu được thu nhận dựa trên kinh nghiệm của những người đi trước. Còn thực tế, vẫn có nhiều trường hợp thèm ăn ngọt vẫn sinh bé gái. Vì thế, các thai phụ không nên tin tưởng hoàn toàn vào dự đoán của bản thân. Muốn biết chính xác giới tính của thai nhi, bà bầu nên đi siêu âm, xét nghiệm máu DNA tế bào hoặc thử nghiệm di truyền.
Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu thèm ngọt sẽ sinh con trai nhưng kết quả không chính xác 100% nên bạn đừng tin quá
3. Thèm ngọt có gây tiểu đường không?
Theo thống kê của bộ Y Tế, cứ khoảng 7 thai phụ sẽ có 1 người bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là do gia tăng quá mức đường huyết trong quá trình mang thai.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ là do hiện tượng tăng sinh insulin tham gia vào cơ chế cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho thai nhi. Song song với đó là chế độ ăn uống của bà bầu. Nếu bà bầu ăn thèm ăn ngọt thì nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ cao hơn so với những người phụ nữ khác.
Vì thế, khi mang thai bạn cần cân bằng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Nếu ăn đồ ngọt quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể: lượng đường trong máu của mẹ bị dư thừa, dẫn đến lượng đường trong máu của thai nhi cũng bị thay đổi theo. Hậu quả là cơ thể bé phát triển lớn hơn bình thường, gia tăng nguy hiểm khi sinh nở, thậm chí là gây biến chứng khó lường.
Tiểu đường thai kỳ cũng làm cho bà bầu phải đối mặt với nhiều hiểm nguy như: tiền sản giật, đa ối, tăng huyết áp,…Thai nhi gặp một số trở ngại trong quá trình phát triển như mắc một số dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ bị chết lưu, sảy thai.
Ngoài ra, ăn ngọt quá nhiều còn dễ khiến thai phụ bị thừa cân, béo phì, thai nhi chậm phát triển trí tuệ. Vì thế, bà bầu phải hết sức lưu ý đến vấn đề này, phải có biện pháp điều chỉnh nhu cầu ăn uống của bản thân, không được nuông chiều sở thích quá mức, khiến cả mẹ và con đều gặp nguy hiểm.
Bà bầu ăn ngọt quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nên bạn phải chú ý đến điều này
4. Biện pháp giúp mẹ bầu kiểm soát chứng thèm ăn ngọt
Việc cắt bó chứng thèm ăn ngọt là điều không thể. Vì thế, mẹ bầu phải biết cách điều tiết cơ thế để dung nạp một lượng hợp lý, cố gắng cân bằng dinh dưỡng và bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau để em bé được phát triển khỏe mạnh hơn.
Dưới đây là một số lưu ý cho bà bầu khi xây dựng chế độ ăn uống, kiểm soát chứng thèm ăn ngọt:
- Nếu thèm ăn ngọt quá mức, bạn có thể ăn một ít kẹo, bánh quy hoặc bánh kem,…để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, không được ăn quá nhiều lần trong ngày, mỗi ngày chỉ được ăn 2 lần và ăn với 1 số lượng vừa đủ.
- Lựa chọn những loại hoa quả có vị ngọt thay cho những loại thực phẩm được tinh chế từ đường để giúp cơ thể hấp thu được nhiều dưỡng chất tốt hơn. Đồng thời không khiến phụ nữ khó chịu khi không được ăn đồ ngọt.
- Bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, hoa quả và những loại thực phẩm tốt cho cơ thể như: sữa chua, táo, đậu nành,…
- Thay vì ăn 3 bữa chính, bà bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để không ăn nhiều cùng một lúc khiến đường huyết tăng cao và không kiểm soát được.
- Không ăn tập trung vào một số món cố định, bà bầu phải ăn đa dạng các món ăn để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Trường hợp thai phụ bị béo phì thì phải áp dụng chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt hơn nhưng vẫn phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Điều này cũng giúp bà bầu tránh được chứng tiểu đường trong thai kỳ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bà bầu nghén ngọt. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã biết thèm ngọt sinh con gì và biết cách xây dựng thực đơn ăn uống như thế nào cho hợp lý để tránh xa bệnh tiểu đường thai kỳ.
Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.
----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội