Mách Mẹ Cách Trị Sổ Mũi Không Cần Dùng Thuốc Cho Bé Tại Nhà

Mách Mẹ Cách Trị Sổ Mũi Không Cần Dùng Thuốc Cho Bé Tại Nhà

Trẻ bị sổ mũi là “chuyện thường ngày ở huyện” nên mẹ đừng lo lắng quá. Hãy xác định chính xác nguyên nhân và áp dụng cách trị sổ mũi cho bé siêu đơn giản dưới đây, đảm bảo bệnh sẽ nhanh chóng rút lui.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo lắng quá, hãy áp dụng cách trị sổ mũi cho bé dưới đây, đảm bảo bé nhanh chóng hết bệnh.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ có nguy cơ cao bị sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Ngoài nguyên nhân chính này, còn có một số nguyên nhân khác như:

Dị ứng

Khi bị dị ứng, trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi, mắt đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

Ngạt mũi

Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu ngạt mũi, thở khò khè, đặc biệt là khi về đêm hoặc sáng sớm mà không kèm theo các triệu chứng khác thì rất có thể chất nhầy trong bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.

Trẻ bị cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ có biểu hiện sổ mũi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, hắt xì hơi.

Thời tiết lạnh

Khi tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nhiệt độ lạnh tron phòng điều hòa, trẻ có thể bị sổ mũi.

Cảm cúm

Sổ mũi do bị cảm cúm sẽ đi kèm với các triệu chứng như: run lanh, đau mỏi ê ẩm khắp người, đau họng, chán ăn.

Dị vật mắc trong mũi

Khi bị mắc vật lạ trong mũi sẽ khiến trẻ bị chảy nước mũi hoặc có thể gây chảy máu, khiến trẻ đau đớn, khó chịu.

cách trị sổ mũi cho bé, cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh, cách trị sổ mũi cho bé 9 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 3 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 5 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 6 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 4 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, cách trị sổ mũi cho bé 7 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 10 tháng tuổi

Trẻ bị sổ mũi là do nhiều nguyên nhân

2. Cách trị sổ mũi cho trẻ không cần dùng thuốc

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý rất an toàn, có khả năng làm loãng chất nhờn giúp bé dễ chịu hơn. Vì thế, mẹ nên làm ấm lọ nước muối sinh lý rồi nhỏ vào mũi trẻ. Sau đó, tiếp tục dùng dụng cụ hút mũi để hút hết chất nhầy ở từng bên mũi của bé.

Cách thực hiện:

  • Đặt trẻ nằm ngửa, phần đầu thấp hơn phần chân.
  • Nhẹ nhàng nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% vào từng bên mũi của bé.
  • Sau khoảng 1 – 2 phút, dùng dụng cụ hút mũi, hút hết chất nhầy ở từng bên mũi.

cách trị sổ mũi cho bé, cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh, cách trị sổ mũi cho bé 9 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 3 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 5 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 6 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 4 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, cách trị sổ mũi cho bé 7 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 10 tháng tuổi

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách tốt nhất để điều trị bệnh sổ mũi cho bé

Cho trẻ uống nhiều chất lỏng

Để trị sổ mũi hiệu quả cho bé, mẹ chú ý cho bé uống nhiều chất lỏng hơn như: bú mẹ nhiều hơn, cho trẻ uống thêm nước, sữa, nước ép trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng,…Hơi nước sẽ làm dịch mũi loãng hơn nên dễ làm sạch hơn.

Cho trẻ uống trà gừng

Trà gừng cũng là 1 cách trị sổ mũi cho bé. Mẹ có thể pha cho trẻ 1 tách trà với 1 ít gừng, có thể cho thêm 1 chút mật ong để bé dễ uống hơn. Tuy nhiên, cách này không được áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi nhé.

Tắm bằng nước ấm

Tắm bằng nước ấm là cách trị sổ mũi cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Hơi nước ấm sẽ làm lỏng dịch mũi giúp bé dễ vệ sinh mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi hơn. Khi tắm cho bé, mẹ có thể nhỏ thêm 1 – 2 giọt tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh điệp vào chậu nước tắm.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh điệp massage vào lòng bàn chân của bé, đặc biệt là vị trí huyệt dũng tuyền (chỗ lõm nhất dưới lòng bàn chân) để hỗ trợ và điều trị chứng sổ mũi cho bé.

cách trị sổ mũi cho bé, cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh, cách trị sổ mũi cho bé 9 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 3 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 5 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 6 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 4 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, cách trị sổ mũi cho bé 7 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 10 tháng tuổi

Tắm bằng nước ấm nhỏ thêm 1 - 2 giọt tinh dầu tràm hoặc tinh dầu khuynh điệp sẽ giúp bé dễ chịu hơn

Kê cao đầu khi ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ nên kê gối cao đầu cho bé điều này ngăn chất nhầy chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Đồng thời giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn, giúp bé dễ chịu hơn.

3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Thông thường, trẻ không phải đển gặp bắc sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé:

  • Trể bị sổ mũi kèm theo sốt cao từ 2 ngày trở lên.
  • Trẻ có cảm giác ớn lạnh, đau nhức, ê ẩm cả người, sốt cao, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Mẹ nghi ngờ trẻ bị sổ mũi do có dị vật gì mắc ở bên trong mũi.
  • Trẻ có triệu chứng sổ mũi do bị dị ứng.

cách trị sổ mũi cho bé, cách trị sổ mũi cho bé sơ sinh, cách trị sổ mũi cho bé 9 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 3 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé 5 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 6 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 4 tháng tuổi, cách trị sổ mũi cho bé bằng dầu tràm, cách trị sổ mũi cho bé 7 tháng, cách trị sổ mũi cho bé 10 tháng tuổi

Sổ mũi kèm theo triệu chứng sốt cao từ 2 ngày trở lên là phải đi khám bác sĩ

4. Một số lưu ý trong cách phòng ngừa và điều trị sổ mũi cho bé

  • Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho bé: Khi thấy trẻ có triệu chứng sổ mũi, thở khò khè, nhiều mẹ tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cho con. Điều này vừa không tốt vừa có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Vì nếu bệnh do virus gây ra thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là hoàn toàn vô ích. Hơn nữa, các bác sĩ nhi khoa, chuyên khoa tai – mũi – họng cũng đã cảnh báo nếu dùng thuốc kháng sinh quá sớm để chữa bệnh sẽ gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt là dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của trẻ.
  • Tránh nhỏ mũi cho trẻ bằng các loại thuốc có dầu và thuốc làm co mạch máu.
  • Nếu nước mũi của trẻ có màu vàng thì cho thấy trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu trẻ sổ mũi kèm theo sốt cao, trên 38.5 độ C thì ngoài việc vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, ba mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định về liều lượng của bác sĩ.
  • Để tránh mắc các bệnh về viêm mũi họng ở trẻ, ba mẹ cần giữ ấm cơ thể cho bé, nhất là vùng họng và tay chân. Các bậc phụ huynh cũng phải lưu ý, giữ gìn không gian nhà ở sạch sẽ, khô thoáng, không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, phấn hoa. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ vận động hằng ngày để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là cách trị sổ mũi cho bé tại nhà không cần dùng thuốc, các bạn nên tham khảo để giúp bé nhanh khỏi bệnh nhé. Nếu có điều gì bất thường xảy ra, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!