Bệnh Đẹn Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Cách Trị Đẹn Cho Trẻ Sơ Sinh

Bệnh Đẹn Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Cách Trị Đẹn Cho Trẻ Sơ Sinh

Đẹn là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ, có hơn 90% trẻ bị đẹn trong những năm tháng đầu đời. Lúc này, trẻ sẽ vô cùng khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú. Vậy trẻ sơ sinh bị đẹn phải làm sao?

Dưới đây là cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất tại nhà, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

1. Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là gì?

Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là nấm lưỡi, tưa lưỡi, tưa miệng) là một bệnh phổ biến ở trẻ trong giai đoạn trẻ bú mẹ. Bệnh do nấm men có tên là Candida albicans (Candida hầu họng) gây ra. Loại nấm này bình thường vẫn tồn tại trong khoang miệng với số lượng nhỏ mà không gây hại gì. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, loại nấm này sẽ phát triển không ngừng, gây ra nhiễm trùng nấm trong khoang miệng, đặc biệt là ở lưỡi làm trẻ đau rát miệng lưỡi, bỏ bú, lười ăn hay nôn trớ. Ở nhiều trường hợp còn có thể gây viêm sưng đỏ, nhiễm trùng nặng,…rất nguy hiểm.

cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh, thuốc trị đẹn miệng cho trẻ sơ sinh, cách chữa sài đẹn cho trẻ sơ sinh, cách trị đẹn lưỡi cho trẻ sơ sinh

Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là nấm lưỡi, tưa lưỡi, tưa miệng

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh đẹn

Trong giai đoạn đầu, bệnh đẹn rất khó phát hiện vì chúng chưa có biểu hiện rõ ràng, chỉ khi những loại nấm men gây bệnh đã phát triển mạnh với số lượng lớn thì chúng mới có những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ dễ dàng nhận biết. Đó là:

  • Lưỡi trẻ xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt và có những nút nhỏ. Tùy theo tình trạng của trẻ mà những mảng trắng này có thể chuyển sang màu vàng, vàng sang nâu, lan rộng đến niêm mạc miệng, mép, nướu rồi xuống vùng họng.
  • Những mảng trắng này bám chặt vào lưỡi trẻ, gây chảy máu khi ba mẹ cạo ra.
  • Góc miệng của trẻ có dấu hiệu khô, nứt nẻ.
  • Bé thường đau họng, khó nuốt nên dẫn đến tình trạng chán ăn, cáu gắt, hay quấy khóc,…

3. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đẹn

Thông thường, hệ miễn dịch của trẻ sẽ kiểm soát tốt lượng nấm Candida albicans, các vi sinh vật tốt, xấu trong khoang miệng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ, các loại nấm, vi sinh có hại sẽ phát triển mạnh, gây ra tình trạng miễn dịch. Vì thế, nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị đẹn là do hệ miễn dịch suy yếu. Ngoài ra còn do các nguyên nhân sau:

  • Lượng thức ăn mà mẹ cung cấp cho trẻ không đủ dưỡng chất, chế biến không kỹ hoặc do trẻ có vấn đề về hệ tiêu hóa.
  • Sau khi bú xong, mẹ không vệ sinh miệng cho trẻ hoặc cho trẻ uống nước tráng miệng khiến cặn sữa bám trên lưỡi, tạo điều kiện cho nấm bùng phát.
  • Trẻ đang trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Trẻ bị nhiễm HIV hoặc mắc bệnh bạch cầu cũng có khả năng bị đẹn rất cao.
  • Trẻ sinh non tháng thường dễ bị đen do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Những mẹ đang dùng kháng sinh, steroid, thuốc kháng axit, bị stress, dị ứng hoặc ăn nhiều đồ ăn ngọt cũng sẽ dễ bị nhiễm nấm và lây sang cho bé.

cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh, thuốc trị đẹn miệng cho trẻ sơ sinh, cách chữa sài đẹn cho trẻ sơ sinh, cách trị đẹn lưỡi cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị đẹn là do hệ miễn dịch suy yếu

4. Trẻ sơ sinh bị đẹn có nguy hiểm không?

Câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều bà mẹ không lường trước được những nguy hại của tình trạng này nên thờ ơ trong các phòng chống cũng như điều trị.

Nếu để bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ gây đau đớn hay nôn trớ, đau họng, khó nuốt, cản trở việc bé bú, lâu dần sẽ gây ra tình trạng biếng ăn, sợ ăn ở trẻ sơ sinh.

Bệnh đẹn hiếm xảy ra biến chứng nhưng nếu hệ miễn dịch của con suy yếu cộng thêm với cách chăm sóc của ba mẹ không đúng cách sẽ khiến nấm xâm nhập vào máu, lan truyền khắp cơ thể, cụ thể là não, tim và gan. Với những trường hợp, ba mẹ cạy lớp nấm trắng ra, chúng sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị nấm khoang miệng cũng có thể gây ra tình trạng phát ban nặng hơn.

5. Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh

Cách trị đẹn lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc kháng nấm

Cách trị đẹn lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc kháng nấm là cách được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng nhiều nhất hiện nay. Những loại thuốc thích hợp mà mẹ có thể dùng để rơ miệng cho con là:

  • Thuốc Miconazole: Đây là loại thuốc hay được bác sĩ kê đơn nhiều nhất trong các trường hợp bị đẹn. Thuốc này có dạng gel trong và được sử dụng để bôi vào vùng bị đẹn trong khoang miệng trẻ 1 lần/ngày.
  • Thuốc Nystatin: Đây là loại thuốc lỏng (tạm thời) được bôi trực tiếp vào vùng bị đẹn và sử dụng kèm theo thuốc nhỏ giọt được cấp cùng với thuốc Nystatin khi mua. Nystatin thường không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào nên ba mẹ có thể an tâm sử dụng cho trẻ.
  • Dùng nước muối loãng: Là phương pháp điều trị có hiệu quả cao và tương đối an toàn. Vì nước muối sinh lý 0.1% không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ở bất kỳ độ tuổi. Mẹ có thể sử dụng chúng để lau miệng nhẹ nhàng cho trẻ, hỗ trợ điều trị bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh.

Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian

Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên vì có những loại lá không phù hợp với trẻ nhỏ.

  • Trị đẹn bằng lá rau ngót: Lá rau ngót có khả năng chữa đẹn cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Lúc này, mẹ chỉ cần rửa sạch vài lá rau ngót bằng nước đun sôi để nguội, sau đó giã lấy nước rồi dùng khăn thấm, lau lưỡi cho bé.
  • Trị đẹn bằng nước trà xanh: Phương pháp này chỉ sử dụng cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi thôi mẹ nhé. Trà xanh sau khi rửa sạch, mẹ đặt lên bếp đun sôi cùng với một chút nước, cho thêm 1 vài hạt muối. Để nguội rồi dùng gạc, thấm nhẹ, lau lưỡi cho bé.
  • Trị đẹn bằng mật ong: Mật ong chỉ sử dụng được cho trẻ trên 1 tuổi và sau khi rơ lưỡi bằng mật ong xong, mẹ phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng.
  • Trị đẹn bằng lá hẹ: Lá hẹ sau khi mua về rửa sạch, đập dập, đun sôi với 1 ít nước. Sau đó, chắt lấy phần nước cốt, để nguội rồi tiến hành rơ lưỡi nhẹ nhàng cho bé.

cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh, thuốc trị đẹn miệng cho trẻ sơ sinh, cách chữa sài đẹn cho trẻ sơ sinh, cách trị đẹn lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trị đẹn bằng rau ngót là một trong những cách chữa đẹn hiệu quả nhất hiện nay

6. Một số lưu ý khi chữa sài đẹn cho trẻ sơ sinh

Khi chữa bệnh đẹn cho trẻ sơ sinh, dù là theo phương pháp hiện đại hay dân gian thì mẹ cũng phải hết sức cẩn trọng và tuân thủ những quy tắc sau:

  • Mẹ bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ từ phần răng hàm sát với 2 bên má, sau đó lan dần đến vùng răng trên và dưới, sau cùng mới là rơ lưỡi.
  • Trong quá trình điều trị, mẹ không được tự ý cạo hay bóc những mảng trắng trong miệng trẻ vì điều này sẽ làm trẻ đau, bỏ bú, biếng ăn.
  • Việc rà miệng cho trẻ nên tiến hành sau khi cho trẻ bú khoảng 2 giờ để sữa xuống hết dạ dày, không gây ra tình trạng nôn trớ.
  • Khi rơ lưỡi, chị em nên cẩn thận, không nên đưa ngón tay quá sâu vào miệng trẻ để tránh gây khó chịu cho con.
  • Bên cạnh việc rà miệng cho trẻ, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ hàng ngày của bé để tránh mầm bệnh có thể lây lan sang.
  • Sau khi trẻ đã bớt hoặc hết đẹn, mẹ nên tiếp tục rà miệng trẻ thêm 2 ngày nữa để tránh trường hợp bệnh bị tái phát lại.
  • Điều trị được 7 ngày mà trẻ vẫn không đỡ, mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.
  • Khi áp dụng các biện pháp dân gian để chữa bệnh đẹn cho trẻ, mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh

Bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Vì thế, mẹ có thể phòng ngừa cho con ngay từ bây giờ hé:

  • Nếu cho con bú trực tiếp thì mẹ nên sử dụng các loại thuốc chống nấm cho ngược để phòng bệnh quay trở lại.
  • Mẹ nên lau lưỡi hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước hoặc dạy trẻ đánh răng mỗi ngày.
  • Với trẻ bú sữa bình, mẹ cần vệ sinh bình sữa thường xuyên. Sau khi trẻ bú xong, mẹ cần cho trẻ uống 1 chút nước sôi để nguội để làm sạch các bợm sữa ter còn ngậm trong miệng chưa nuốt hết.

Trên đây là cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh. Hy vọng chúng sẽ giúp trẻ vượt qua căn bệnh này một cách nhanh chóng, dễ dàng.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội  

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!