Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Tốt Nhất Để Không Bị Mất Chất Dinh Dưỡng

Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Tốt Nhất Để Không Bị Mất Chất Dinh Dưỡng

Sau một thời gian dài nghỉ sinh, bạn phải trở lại đi làm và phải xa bé 8 – 10 giờ mỗi ngày. Để con yêu được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ, bạn phải biết cách bảo quản sữa mẹ.

Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra cách bảo quản sữa mẹ và rã đông tốt nhất, giúp giữ trọn hương vị và giá trị dinh dưỡng có trong sữa mẹ.

1. Tại sao phải bảo quản sữa mẹ?

  • Trong sữa mẹ chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: đường, đạm,…Lượng đường này giúp trẻ dễ hấp thụ hơn. Tuy nhiên chúng cũng rất dễ bị lên men, biến chất khi để ở nhiệt độ ngoài môi trường.
  • Hàm lượng đạm có trong sữa mẹ chứa nhiều loại acid amin nên dễ hấp thụ với cơ thể trẻ. Thế nhưng đây cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì thế, cần được bảo quản cẩn thận, kỹ lưỡng.
  • Sữa mẹ để ngoài môi trường quá lâu sẽ bị biến chất, mất chất. Khi bé uống vào sẽ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do vậy, cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo sữa cho con bú.

cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh gia đình, cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, cách bảo quản sữa mẹ khi đi làm

Sữa mẹ để ở môi trường ngoài dễ bị hư hỏng, biến chất nên cần phải bảo quản trong tủ lạnh

2. Sữa mẹ vắt ra để được trong bao lâu?

Sữa sau khi vắt ra để được lâu hay không còn phụ thuộc vào nhiệt độ bảo quản sữa của bạn:

  • Nếu để ở môi trường ngoài, nhiệt độ từ 25 – 35 độ C thì sữa mẹ giữa được 6 – 8 giờ.
  • Với nền nhiệt độ 4 độ Ctrong ngăn mát tủ lạnh thì giữ được 3 – 5 ngày còn trong ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.
  • Còn nếu bảo quản và lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt < -18 độ C thì bạn có thể giữ được trong vòng 6 tháng.

Tuy nhiên, trước khi cho trẻ ăn, bạn phải làm ấm sữa nhưng tuyệt dối không được phép đun sôi, không được cho vào lò vi sóng quay.

3. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra

Theo các chuyên gia, sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh sẽ tránh được vi khuẩn và thời gian sử dụng lâu hơn. Vì thế, muốn bảo quản sữa mẹ lâu dài, bạn nên cho vào ngăn đá tủ lạnh và cách bảo quản như sau:

  • Sữa mẹ sau khi vắt ra phải đổ ngay vào túi đựng sữa chuyên dụng. Sau đó, dán nhãn, bên ngoài túi trữ sữa ghi ngày, giờ vắt.
  • Cất sữa vào tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu chưa thể bỏ vào tủ lạnh ngay thì hãy để sữa ở nhiệt độ phòng ở mức nhiệt 26 độ C. Nhưng lưu ý chỉ để được trong vòng 6 giờ và tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng Mặt Trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
  • Có thể bảo quản sữa mẹ lên đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.
  • Sữa sẽ tinh khiết khi ở trạng thái đông và có thể trữ được trong vòng từ 1 – 2 tuần khi trữ đông trong tủ lạnh cửa đơn, khoảng 3 tháng khi trữ trong tủ lạnh 2 cửa có phun sương, 6 tháng trong loại tủ luôn duy trì ở mức nhiệt -18 độ C.
  • Chia sữa mẹ thành các túi nhỏ có dung tích từ 80ml – 120ml để giảm thiểu thời gian làm lạnh, tránh gây lãng phí và khi rã đông sữa cùng tan nhanh hơn.
  • Nếu bị cúp điện trong khoảng thời gian dài, bạn phải lấy các túi sữa đã trữ đông xếp vào thùng cách nhiệt cùng với đá viên.

cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh gia đình, cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, cách bảo quản sữa mẹ khi đi làm

Sữa mẹ sau khi vắt ra phải được trữ đông ngay

4. Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách

Đối với sữa được trữ ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể cho bé sử dụng được.

Riêng đối với sữa mẹ đã được trữ đông trong ngăn đá, bạn nên để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để làm mát sữa. Sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40 độ C. Lưu ý: Chỉ nên hâm nóng sữa bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.

Tuyệt đối không được hâm sữa bằng lò vi sóng hoặc đun trực tiếp để hâm nóng sữa vì tăng nhiệt độ đột ngột, làm nóng không đều sẽ phá hủy một số dưỡng chất và kháng thể trong sữa.

Sữa trữ đã cho ra môi trường ngoài thì mẹ không nên để quá 24 giờ.

5. Một vài lưu ý cho bé khi dùng sữa mẹ trữ đông

  • Phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư thừa thì phải đem bỏ đi chứ không được trữ đông. Bởi trong lúc bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa, gây hư hại cho sữa.
  • Không được hòa chung sữa mới ra với sữa đã trữ đông để cho bé bú.
  • Dùng bình trữ sữa hoặc túi trữ sữa để đựng sữa trữ đông. Sau đó, dùng bút lông ghi ngày tháng vắt sữa lên túi để tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này.
  • Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khóa zip hoặc bình trữ sữa có bán tại các cửa hàng, siêu thị mẹ và bé. Tuyệt đối không được đựng trong các bịch nilon, chai nước suối chưa qua tiệt trùng.

cách bảo quản sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt, cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh gia đình, cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, cách bảo quản sữa mẹ đúng cách, cách bảo quản sữa mẹ khi đi làm

Khi rã đông sữa, mẹ phải dùng máy hâm sữa chuyên dụng chứ không được đun nóng sữa

6. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng

  • Sữa có mùi hôi: Sữa thường không có mùi đậm. Nếu khi rã đông hoặc mở túi trữ sữa/bình sữa ra, mẹ ngửi thấy mùi hôi thì sữa đã hỏng.
  • Sữa bị vón cục: Sữa bị phân tách thành từng lớp và có lớp váng ở phía trên là bình thường. Còn nếu sữa có dấu hiệu bị vón cục thì chất lượng sữa không còn tốt nữa.
  • Sữa có mùi chua như: sữa chua, sữa bò bị thiêu thì đây là dấu hiệu của sữa bị hỏng.
  • Mẹ có thể nếm thử sữa trước khi cho bé ăn. Nếu sữa có vị chua và có cảm giác khó uống thì sữa đã hỏng, mẹ không được cho bé uống.
  • Sữa quá hạn sử dụng: Mẹ nên theo dõi kỹ ngày lưu trữ sữa và sử dụng sữa trước khi hết hạn theo bảng thời gian bảo quản sữa mẹ ở trên.

Hy vọng với những nội dung trên, các bạn đã biết cách bảo quản sữa mẹ đúng cách và lưu tâm hơn đến việc bảo quản sữa mẹ để bé được cung cấp nguồn sữa mẹ tốt nhất, giúp phát triển toàn diện cả vè thể chất lẫn tinh thần.

----------------------------------------------------------------
Mẹ Khỏe Con Thông Minh: Shop Mẹ và Bé Hàng Đầu Việt Nam
Website: https://mekhoeconthongminh.com/
Số điện thoại: 0942.666.800
Email: cskh@mekhoeconthongminh.com
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 24T3 Thanh Xuân Complex, Số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội 

Nguyễn Thị Thùy
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha” Là một người mẹ, hơn ai hết, mình luôn thấu hiểu sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ đối với con cái, luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con. Vì thế, bằng những kinh nghiệm lâu năm trong việc chăm sóc con, mình xin chia sẻ toàn bộ những kiến thức về nuôi dạy con, từ khi mang thai đến lúc trưởng thành. Hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn nuôi dạy con một cách dễ dàng và nhẹ nhàng hơn, mẹ khỏe con thông minh. Xin cảm ơn!